Sử dụng nồi cơm điện trong thời gian dài, bạn có thể sẽ gặp tình trạng cơm nấu bị sống. Vậy nguyên nhân nồi cơm điện nấu cơm bị sống là gì? Cách khắc phục thế nào hiệu quả? Hôm nay Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên qua bài viết sau đây!
Nguyên nhân nồi cơm điện nấu cơm bị sống
Việc nấu cơm bằng nồi cơm điện dường như rất đơn giản, tuy nhiên không ít chị em nội trợ gặp tình trạng cơm không chín đều, có hạt chín có hạt sống hoặc bị sượng mà không biết nguyên nhân từ đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân, mà bạn có thể tham khảo thêm:
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này, có thể là do bạn đã cho quá ít nước khi nấu. Để cơm chín đều và mềm dẻo, hạt gạo cần được hấp thụ một lượng nước vừa đủ trong quá trình nấu. Khi lượng nước không cân đối với lượng gạo, thì gạo sẽ không hấp thu đủ nước dẫn tới tình trạng bị khô, sượng và không chín đều.
Do lượng nước ít hơn so với gạo
Ngược lại, nếu cho quá nhiều nước so với gạo thì cơm khi nấu xong sẽ bị nhão nát. Tình trạng cơm bị sống, sượng thường xuất phát từ thói quen của nhiều gia đình khi sử dụng lon sữa bò cũ để đong gạo, mà không biết cách cân đối lượng nước phù hợp khi nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Giải pháp tốt nhất là nên dùng cốc đong kèm theo nồi, đã có sẵn vạch chia theo thể tích từng lượng gạo lên đến 160ml. Cụ thể, mỗi cốc đong gạo sẽ tương ứng với một vạch mức nước đánh số trong lòng nồi. Như vậy, khi đong đúng 2 hay 4 cốc gạo thì cho nước vừa đến vạch số 2 hay 4 là lượng nước vừa đủ, để giúp cơm chín đều và dẻo ngon.
Đôi khi chúng ta đặt lòng nồi vào nồi cơm điện và bật nút, nhưng lại quên kiểm tra xem điện có vào nồi hay không, jack cắm có ổn định không, hoặc đèn báo trên nồi có sáng lên không? Tình trạng cơm bị sống, sượng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nguồn điện, và dây dẫn không ổn định.
Nguồn điện không ổn định
Ví dụ nếu dây điện của nồi cơm bị đứt bên trong, thì điều này có thể dẫn đến tình trạng điện không cung cấp đủ để nấu cơm. Một trường hợp khác là khi cắm điện, đèn báo sáng nhưng nồi không nóng có thể là do cầu chì hoặc công tắc bị hỏng nên mới dẫn đến tình trạng này.
Nếu cơn nồi cơm không nóng có thể do cầu chì hoặc công tắc bị hỏng, do đó việc bạn cần làm là mang nồi cơm điện đến trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Nếu rơ le nhiệt của nồi cơm điện, hay còn gọi là bộ phận cảm biến nhiệt bị quá nhiệt và ngắt quá sớm, thì nồi cơm điện có thể bị hạ nhiệt đột ngột trong khi cơm vẫn chưa đủ thời gian để nấu chín và dẫn đến kết quả là cơm bị sống. Mặt khác, mâm nhiệt có thể bị bẩn do thức ăn, cơm, gạo rơi vào mà không được vệ sinh trước khi đặt lòng nồi vào. Điều này cũng có thể làm cảm biến nhiệt, hoạt động không chính xác.
Bộ phận cảm biến nhiệt gặp vấn đề
Nên lau sạch mâm nhiệt, lòng nồi trước bị bỏ vào nồi và cắm điện.
>>>Xem thêm: 3 chỗ trong nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Khi lòng nồi hoặc đáy bị móp méo, có thể dẫn đến tình trạng cơm không chín đều. Trong quá trình sử dụng, nồi của bạn có thể bị va đập gây biến dạng, đáy bị cong từ đó làm cho bề mặt của nồi tiếp xúc với mâm nhiệt không đều và kém hiệu quả không cung cấp đủ nhiệt để nấu cơm.
Đáy nồi bị móp méo
Khi gặp trường hợp này, cách tốt nhất để khắc phục chính là nên mua lòng nồi mới để thay thế. Bạn cần lựa chọn lòng nồi chính hãng, đúng với thương hiệu và loại nồi cơm đang sử dụng để đảm bảo chất lượng tốt.
Khi nấu cơm bị sống ở một số chỗ do lượng nước quá ít, nhiều người thường thêm nước vào nồi cơm để sửa chữa tình trạng này. Tuy nhiên, điều này có thể làm cơm trở nên sượng và khó ăn. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng cơm bị sống:
Áp dụng cách này khi toàn bộ cơm trong nồi không chín, hoặc bị sống không ăn được. Bạn không nên dùng nước lạnh để nấu lại cơm sống, bởi nước lạnh sẽ khiến gạo/ cơm sống không nở được mà dần ngậm nước khiến hạt cơm phình ra và bị nhão.
Dùng nước sôi hoặc rượu
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đun sôi nước. Sau đó đổ từ từ nước đã đun sôi vào nồi cơm cho đến khi ngập gạo, vừa đổ vừa đảo đều phần cơm sống trong nồi.
Bước 2: Cắm điện cho nồi cơm, rồi ấn lại nút Nấu. Đợi khoảng 20 - 30 phút để nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, sau đó mở nắp nồi ra để kiểm tra xem cơm đã chín hay chưa.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm rượu trắng vào nồi cơm theo tỷ lệ 1 phần rượu trắng với 10 phần cơm rồi tiếp tục nấu. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận hoặc sử dụng loại rượu kém chất lượng, thì cách làm này có thể khiến cơm bị cay nồng hay ám mùi rượu. Do đó, tốt nhất không nên áp dụng cách bỏ rượu vào nồi cơm khi cơm bị sống.
Cách này chỉ sử dụng khi phần cơm trong nồi không chín, ví dụ như cơm trên cùng hoặc ở giữa bị sống. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xới đều cho tơi phần cơm bên trong. Sau đó, bạn cho cơm vào xửng hấp, và dàn đều ra.
Bước 2: Đổ nước vào khoảng 1/3 lòng nồi. Tiếp theo bỏ xửng hấp vào nồi cơm, cắm điện và bật nút Nấu. Đợi khoảng 15 phút, thì những hạt cơm bị sượng sẽ chín cũng như nở đều hơn.
Dùng xửng hấp
Lưu ý: Tránh mở nắp nồi cơm thường xuyên trong quá trình hấp, vì như vậy có thể làm thất thoát hơi nước và không khắc phục được tình trạng cơm bị sống.
>>>Xem thêm: Cách hấp bánh bao bằng nồi cơm điện đơn giản
Trường hợp nên áp dụng cách này, là khi nồi cơm điện nấu không chín khiến cho một phần cơm bị sống nhưng hạt cơm vẫn còn nước và không bị quá khô.
Dùng lò vi sóng
Các bước thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đặt phần cơm bị sống vào bát. Lưu ý chất liệu bát phải là thủy tinh, nhựa chuyên dụng, gốm sứ hoặc gỗ sử dụng được cho lò vi sóng để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Lấy 2 tờ khăn vải xô, hoặc khăn chuyên dụng sạch ngâm vào nước rồi vắt sạch 1/5 lượng nước lên cơm. Sau đó, đặt bát cơm đó vào lò vi sóng và đậy kín mặt trên bằng 2 tờ khăn giấy đó.
Bước 3: Khởi động lò vi sóng và để như vậy khoảng 2 phút, sau khoảng thời gian đó mở lò ra và kiểm tra xem hạt cơm đã mềm dẻo lại chưa.
Để tránh tình trạng nồi cơm điện nấu bị sống sượng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Không ấn nút ‘’Nấu’’ của nồi cơm điện nhiều lần, vì điều này có thể làm gián đoạn quá trình nấu dẫn đến nhiệt độ không truyền đều, gạo không hấp thụ đủ nước. Từ đó làm cho nồi cơm điện khi nấu bị sống hoặc sượng.
- Trước khi nấu, hãy lau sạch phần ngoài lõi nồi cơm để đảm bảo lượng nhiệt truyền đều đến lòng nồi để hạn chế tối đa tình trạng nồi cơm điện nấu bị sống.
- Không đặt lòng nồi lên bếp ga để nấu, vì bếp ga có ngọn lửa tập trung ở một vị trí, dẫn đến việc cơm có thể bị nấu chín ở một vị trí nhất định nhưng ở các vị trí khác cơm vẫn còn sống. Đồng thời, đáy nồi bị tác động lượng nhiệt lớn từ dưới, cũng có thể gây móp méo lòng nồi.
Một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng cơm bị sống
- Khi đặt lòng nồi, hãy sử dụng 2 tay để lòng nồi được đặt khớp với nồi cơm. Động tác này có thể giúp nồi truyền nhiệt đều hơn, hạn chế tình trạng nồi cơm điện nấu bị sống.
- Vệ sinh toàn bộ nồi cơm điện ít nhất 1 lần/ tuần bằng cách tháo rời các bộ phận như vung, van xả,...Bạn có thể sử dụng miếng bọt biển khô hoặc khăn giấy để loại bỏ các cặn bẩn, thức ăn, và bụi ở phần lõi và đáy nồi. Việc này giúp loại bỏ các hạt gạo rơi vào, tránh tình trạng nồi cơm điện nhảy sớm.
Trên đây là bài viết ‘’Nguyên nhân nồi cơm điện nấu cơm bị sống và cách khắc phục hiệu quả tại nhà’’, mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin hữu ích được cung cấp này, sẽ giúp bạn biết rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng cơm bị sống khi nấu.
Tham khảo thêm các loại nồi cơm điện đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.