Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp thức ăn luôn tươi ngon, tuy nhiên, nếu chúng ta bảo quản thực phẩm sai cách, tủ lạnh sẽ vô tình trở thành ổ vi khuẩn, tạo thành nhiều chất độc hại trong thực phẩm và có nguy cơ gây ung thư cho cơ thể con người.
1. Dùng túi nilong đựng thực phẩm sống cho vào tủ lạnh
Các bà nội trợ thường có thói quen mua thực phẩm tươi sống ngoài chợ về, và dùng túi nilong cũ bao bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh, mà không biết rằng thói quen này vô cùng tai hại. Túi nilong thường được làm từ nhựa tái chế nếu để lâu ngày trong tủ lạnh nguy cơ chất độc từ túi nilong thấm vào thực phẩm rất lớn. Theo nghiên cứu từ một trường đại học của Mỹ cho biết, túi nilong hoặc túi nhựa nói chung được tạo nên từ chất BPA và DEHP.BPA có thể làm cho não chậm phát triển, gây ra các bệnh về gan, làm rối loạn nội tiết và gây vô sinh. Đặc biệt, BPA có khả năng dẫn đến nguy cơ ung thư cực cao.
Dùng túi nilong bảo quản thực phẩm có nguy cơ gây ung thư.
2. Không đậy nắp thức ăn thừa khi cho vào tủ lạnh
Nhiều người thường có thói quen đưa tất cả đồ ăn thừa vào tủ lạnh mà không đậy nắp. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu. Có rất nhiều loại vi khuẩn ưa lạnh nên việc đưa thức ăn thừa vào tủ lạnh mà không đậy nắp làm chúng có thể lây lan sang các loại đồ ăn khác. Khi chúng ta dùng thức ăn trong tủ lạnh, vi khuẩn sẽ theo vào cơ thể và lâu dần khiến chúng ta bị bệnh mà không hề hay biết. Vì vậy, khi trữ đồ ăn trong tủ lạnh, bạn nên cho vào hộp và đóng nắp cẩn thận.
Đối với những thức ăn thừa bạn nên đóng nắp cẩn thận.
3. Bảo quản thực phẩm ở ngăn đông sai cách
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo, thực phẩm khi đã rã đông không nên cho vào tủ lạnh cấp đông tiếp. Vì khi chúng ta rã đông, các vi khuẩn bị kìm hãm sẽ được giải phóng và phát triển nhanh chóng, nếu chúng ta làm đông thực phẩm trở lại, số lượng vi khuẩn sẽ tăng cao gây ra ngộ độc và các bệnh về đường hô hấp. Bạn nên phân chia thực phẩm thành từng phần nhỏ sao cho vừa đủ cho một bữa ăn rồi mới bảo quản trong tủ lạnh. Đồng thời, người dùng không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh, sẽ làm thức ăn bị biến chất, làm mất đi các vitamin và khoáng chất. Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá...chỉ nên để trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Đối với các loại rau xanh chỉ nên để 3-4 ngày.
Tuyệt đối không cấp đông thực phẩm trở lại.
4. Không phân loại thực phẩm sống - chín trước khi cho vào tủ lạnh
Thực phẩm không được xử lí và phân loại trước khi cho vào tủ lạnh rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh cho cơ thể người. Một số chị em nội trợ vẫn thường cho các loại rau củ, hoa quả chưa rửa, hoặc trứng còn dính phân, thịt cá chưa được làm sạch vào tủ lạnh. Đồng thời, các bà nội trợ còn hay cho thức ăn thừa vào chung. Điều này làm cho những loại vi khuẩn ở thực phẩm sống lây lan sang thực phẩm chín nhanh chóng, làm hỏng đồ ăn và truyền bệnh sang cho người dùng. Nên đối với những thực phẩm tươi sống, bạn cần làm sạch. Những đồ ăn chín, bạn nên bảo quản cẩn thận trong hộp đậy kín nắp.
Nên xử lí và phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh.
5. Bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh
Không chỉ riêng với cơm mà tất cả các loại thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị đều có thể chứa vi khuẩn bacillus cereus. Đây là loại vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tiêu chảy, các triệu chứng buồn nôn. Khi bạn nấu cơm, loại vi khuẩn này sẽ không hoạt động nhưng khi cơm nguội chúng sẽ sinh sôi và tạo ra các chất độc hại.
6. Sử dụng bình nhựa chứa nước lọc trong tủ lạnh
Hầu như đa số mọi người đều mắc phải thói quen gây hại này. Những bình nhựa khi để trong môi trường có nhiệt độ thấp sẽ tiết ra độc tố dioxin. Khi chúng ta chứa nước trong bình nhựa, dioxin sẽ thẩm thấu vào nước. Độc tố dioxin là nguyên nhân chính gây các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.