Trong các dụng cụ nấu ăn của người nội trợ thì không thể thiếu một chiếc thớt dùng để cắt, chặt, thái rất nhiều nguyên liệu, đồ ăn. Tuy nhiên việc bảo quản, sử dụng thớt thì không phải ai cũng hiểu và làm tốt. Với một vài bí quyết nhỏ dưới đây của Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn cụ thể cách thức chăm sóc để chiếc thớt của bạn có thể dùng lâu bền.
Với thớt nhựa.
Thớt nhựa là loại thớt được rất nhiều chị em nội trợ tin dùng vì nó có nhiều ưu điểm tiện ích: không thấm nước, không mục, không có mùn thớt... Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Lực mạnh sẽ tạo nên những vết cắt rãnh trên mặt thớt, dễ làm nơi trú ngụ cho vi khuẩn khi bạn vệ sinh thớt không kỹ. Vì vậy chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.
Với thớt nhựa.
Để bảo quản thớt tốt hơn, khi chùi rửa bạn nên dùng giấm, nước cốt chanh bôi lên mặt thớt để khoảng 1-2h rồi rửa lại thật sạch bằng nước rửa chén, sau đó tráng qua thêm một lần nước sôi rồi để khô ráo mới cất thớt, giúp kéo dài được tuổi thọ của thớt.
Với thớt gỗ.
Với thớt gỗ.
Thớt gỗ là loại thớt khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp. Thớt có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Nhưng nó cũng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Cho nên khi mua thớt gỗ cần chọn thớt có mặt láng, không có mắt gỗ và gỗ phải có độ dày đều, như vậy thớt sẽ bền hơn không dễ nứt bể. Để giảm tối thiểu vi khuẩn và mùi bám trên thớt, sau khi sử dụng bạn nên tẩy rửa bằng giấm trắng, muốt hột, nước nóng thật kỹ, phơi khô rồi mới cất thớt đi.
Với thớt thủy tinh.
Những chiếc thớt chất liệu thủy tinh với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt sẽ tô điểm cho gian bếp thêm phần sống động. Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Nhưng bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả. Vì bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Với thớt thủy tinh.
Trước và sau khi dùng thớt, bạn nên rửa sạch, tráng qua một lần nươi sôi và lâu khô để đảm bảo thớt sạch khuẩn và luôn mới. Sau vài tháng khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới.
Hy vọng những chia sẻ trên đây, phần nào giúp bạn hiểu hơn về cách vệ sinh và giữ cho chiếc thớt bền đẹp nhé!
Phương Khánh