Mã hóa đầu cuối là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Là những câu hỏi được mọi người quan tâm về vấn đề mã hóa đầu cuối. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên chi tiết nhất. Tìm hiểu ngay nhé!
Mã hóa đầu cuối là quá trình mã hóa dữ liệu rời khỏi thiết bị đầu cuối hoặc trước khi dữ liệu truyền đi dưới dạng mã “bí mật” và người nhận mới có thể giải được mã. Do đó, việc mã hóa sẽ giúp bảo vệ dữ liệu tránh sự truy cập trái phép trong quá trình truyền tải hoặc lưu trữ trên thiết bị có độ bảo mật thấp. Hiện nay, mã hóa đầu cuối được ứng dụng nhiều trong việc truyền tải dữ liệu trên mạng.
Mã hóa đầu cuối là thuật ngữ để nói đến quá trình mã hóa dữ liệu từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận, giúp tăng độ bảo mật.
Để đảm bảo độ bảo mật cho dữ liệu khi truyền tải và lưu trữ, những nhà phát triển đã áp dụng nhiều kỹ thuật nhằm xây dựng cách thức hoạt động chặt chẽ với 3 bước là mã hóa - truyền tải - giải mã dữ liệu, cụ thể là:
Khi dữ liệu được tạo ra ở trên thiết bị nguồn (máy tính, điện thoại) sẽ được mã hóa bằng thuật toán như AES (Advanced Encryption Standard) hoặc RSA (Rivest Shamir Adleman). Quá trình này nhằm biến dữ liệu ban đầu thành một dạng dữ liệu không liên quan đến nội dung bên trong và người khác không thể đọc được nội dung nếu không có khóa mã hóa.
Sau khi dữ liệu được mã hóa sẽ truyền tải qua mạng đến người nhận hoặc lưu trữ trên điện toán đám mây. Theo đó, để đọc được các thông tin này phải là người nhận hoặc người được ủy quyền có mật khẩu hoặc phương thức giải mã.
Dữ liệu truyền tải đến điểm đích sẽ được qua quá trình giải mã bằng cách sử dụng khóa mã hóa. Quá trình này giúp chuyển dữ liệu mã hóa thành dữ liệu ban đầu, cuối cùng người dùng có thể dễ dàng truy cập, theo dõi và phản hồi lại thông tin cho người gửi.
Dưới đây là bảng phân tích ưu và nhược điểm của mã hóa đầu cuối, giúp bạn “bỏ túi” những kiến thức hữu ích về công nghệ này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Hiện nay, mã hóa đầu cuối là công nghệ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cần có độ bảo mật thông tin cao như ngân hàng, hành chính công, luật pháp, y tế, truyền thông (mạng xã hội,...), lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây,...
Ví dụ như Zalo cũng là một trong những nền tảng ứng dụng công cụ mã hóa đầu cuối trong việc giúp người dùng trải nghiệm tiện ích nhắn tin có độ bảo mật cao và an toàn. Quy trình mã hóa đầu cuối tin nhắn của Zalo thực hiện như sau: Khi người dùng gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video qua tài khoản Zalo, các dữ liệu sẽ được mã hóa bằng thuật toán mạnh mẽ và nhanh chóng thành một dạng dữ liệu không thể đọc được. Tiếp đến, dữ liệu được mã hóa sẽ tải lên điện toán đám mây và khi dữ liệu đến tài khoản Zalo của người nhận sẽ được giải mã bằng khóa mã hóa tương ứng để đưa dữ liệu về dạng ban đầu.
Mã hóa đầu cuối được ứng dụng phổ biến trong nhiều nền tảng nhắn tin, trong đó có Zalo.
Điểm nổi bật của mã hóa đầu cuối so với các loại mã hóa khác là ở điểm cuối (người nhận) mới có khả năng mã hóa và đọc dữ liệu, từ đó ngăn chặn các bên thứ 3 truy cập vào được thông tin. Để hiểu rõ hơn mã hóa đầu cuối khác gì so với các loại mã hóa khác, ta cùng so sánh với mã hóa tầng giao vận:
Mã hóa đầu cuối | Mã hóa tầng giao vận | |
Phạm vi | Từ thiết bị nguồn đến thiết bị đích. Chỉ có thể giải mã dữ liệu khi đến điểm đích. | Từ thiết bị nguồn và được giải mã tại máy chủ. Theo đó nhà cung cấp dịch vụ có thể truy cập vào tin nhắn của bạn. |
Hoạt động | Mã hóa sẽ được gửi từ nguồn, qua quá trình mã hóa sẽ được gửi đến điểm đích. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa về dạng ban đầu. | Dữ liệu sau khi mã hóa sẽ được truyền tải qua mạng, thường thông qua các kết nối an toàn như SSL/TLS. Mã hóa tầng giao vận đảm bảo dữ liệu không bị đánh cắp hoặc bị sửa đổi trong quá trình truyền tải. |
Ứng dụng | Ứng dụng nhắn tin trên các trang mạng xã hội. | Ứng dụng trong website. |
Để tắt mã hóa đầu cuối trên ứng dụng nhắn tin Messenger, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Messenger, chọn biểu tượng “hình bánh răng” ở góc bên phải màn hình chính. Cuộn xuống và bạn tìm phần “Quyền riêng tư và an toàn”.
Bước 2: Nhấn chọn “đoạn chat mã hóa đầu cuối” rồi bấm “bộ nhớ an toàn”.
Bước 3: Chọn “Xóa và tắt bộ nhớ an toàn” rồi chọn “tiếp tục” để hoàn tất.
Khi giao diện hiện lên, bạn chỉ cần chọn xóa và tắt bộ nhớ an toàn và bấm tiếp tục là đã tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề mã hóa đầu cuối là gì, các tính năng, cách thức hoạt động và ưu nhược điểm của công nghệ này. Nếu bạn còn quan tâm đến nhiều nội dung về công nghệ, kiến thức về điện máy, đời sống thì có thể theo dõi các bài viết khác trên trang blog của Điện Máy Chợ Lớn nhé!
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn Sale lớn giữa năm Điện Máy Chợ Lớn với hơn 20 năm phát triển luôn tự hào mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm điện máy, nội thất, đồ gia dụng chất lượng với giá siêu tốt. Đặc biệt, trong mùa hè này, siêu thị mang đến nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với Tivi giảm giá lớn rực lửa cùng Euro, đồ gia dụng sale khủng lên đến 50%, máy lạnh giảm mạnh, tủ lạnh giảm đến 50%,... giúp bạn thoải mái mua sắm, không lo ngại về giá. Chưa kể, tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn còn có đến 27 danh mục sản phẩm đa dạng, bạn thoải mái sắm sửa, lựa chọn trang hoàng vật dụng mới cho nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ của gia đình. Cùng với đó, Điện Máy Chợ Lớn còn có mức giá rẻ nhất thị trường với chính sách bảo hành và chính sách mua hàng cực tốt. Đến ngay hệ thống siêu thị trên toàn quốc để được tư vấn chi tiết hoặc mua hàng trực tuyến tiện lợi tại https://dienmaycholon.com/. |
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.