Liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh “cán bộ Công an” và cách đề phòng
8,141Tác giả: Chúc Lam7344
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại như điện thoại iPhone ngày càng trở nên phổ biến với những tội phạm tinh vi cùng thủ đoạn phức tạp. Trong đó, hình thức thường gặp là lừa đảo thông qua các cuộc gọi giả danh khiến người dùng cảm thấy hoang mang và lo lắng. Để tránh tình trạng liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh không cần thiết, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn!
Liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh
1. Cuộc gọi giả danh là gì? Cần làm gì khi nhận cuộc gọi giả danh lừa đảo?
Cuộc gọi giả danh là gì?
Cuộc gọi giả danh được xem là hình thức lừa đảo khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Thông qua thủ đoạn này, đối tượng sẽ dùng cách gọi điện thoại cho nạn nhân nhằm mục đích gây hoang mang và chiếm đoạt tài sản. Các hình thức lừa đảo bằng cuộc gọi giả danh thường gặp là giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng,…Vậy nên chúng ta cần biết cách chặn các tin nhắn rác hoặc các cuộc gọi lừa đảo để tránh tiền mất tật mang.
Lừa đảo qua cuộc gọi giả danh
Với hình thức lừa đảo thông qua cuộc gọi giả danh cơ quan Công an, đối tượng sẽ gọi điện cho con mồi bằng những số điện thoại tương tự cơ quan chức năng và tự xưng là cán bộ hay nhân viên ở đó.
Tiếp theo, những tên tội phạm này sẽ thông báo đến nạn nhân rằng họ đang dính vào một vụ vi phạm pháp luật có tính nghiêm trọng cao và lợi dụng lúc con mồi đang hoang mang, bọn chúng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc điền thông tin để tiến hành xác minh, điều tra nhưng thực chất là đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhiều người mất tiền vì nhận cuộc gọi giả danh
Cần làm gì khi nhận cuộc gọi giả danh lừa đảo?
Tình trạng liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh đang gây hoang mang và lo lắng lớn cho người dùng. Để tránh rơi vào trường hợp này, khi nhận các cuộc gọi có dấu hiệu giả danh lừa đảo bạn nên kiểm tra số điện thoại đó xem đó có phải số điện thoại lừa đảo hay không hoặc bạn gọi đến 156 để cung cấp thông tin hoặc gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo đến đầu số 156 hoặc 5656 theo cú pháp LD (số điện thoại) (nội dung cuộc gọi).
Gọi 156 khi nhận cuộc gọi giả danh
Khi nhận được những báo cáo này, nhà mạng sẽ tiến hành sàng lọc, xác minh cũng như gửi phản hồi đến khách hàng. Đồng thời, các thông tin sẽ được tổng hợp để thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể đến Cơ quan Công an gần nhất để trình báo sự việc và nhận hỗ trợ.
2. Liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh
Liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh qua điện thoại di động là tình trạng chung của nhiều người. Điển hình như trường hợp của ông Đ.T.L (71 tuổi, ngụ TP.HCM) trong 20/4 vừa qua. Ông L đã bị mất gần 15 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi giả danh “Cục trưởng” Bộ Công an. Điều đáng nói là dường như ông L đã bị lừa bởi một đường dây tội phạm chứ không đơn giản chỉ là một người.
Ông Đ.T.L bị lừa gần 15 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi giả danh
Theo đó, một người tự xưng là cán bộ công an đã gọi và cho ông xem lệnh bắt giam với lý do rằng ông có liên quan đến đường dây tội phạm. Sau đó, người này đã chuyển máy đến “lãnh đạo Bộ Công an” để làm việc với ông L và yêu cầu kê khai, chuyển tiền vào một tài khoản để xác minh, điều tra và hứa sẽ trả lại nếu ông L không liên quan đến vụ án.
Ông L đã chuyển gần 15 tỷ đồng đến số tài khoản mà “Cục trưởng” cung cấp. Do không thấy tiền được chuyển lại, ông L đã kể cho người thân nghe và đến ngân hàng kiểm tra thì số tiền đó cũng tự động “không cánh mà bay”.
Một trường hợp khác là ông M.X.Đ (54 tuổi, Gò Vấp) đã nhận cuộc gọi của kẻ lừa đảo tự xưng là “cán bộ” thuộc Công an Thành phố Đà Nẵng. Theo đó, người này yêu cầu ông Đ chụp hình thẻ ngân hàng để gửi vào một đường link vì lý do ông Đ có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, rửa tiền. Ông M.X.Đ đã mất hơn 751 triệu đồng đã chuyển trước đó cùng 1 tỷ đồng trong tài khoản cũng bốc hơi theo.
Liên tục mất tiền sau cuộc gọi giả danh
Tương tự vào cuối tháng 3/2023, ông C.V.S. (58 tuổi, Hà Tĩnh) nhận cuộc gọi của một nhóm người vì có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, buôn ma túy. Ông S hoang mang và tin lời kẻ lừa đảo mà cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân từ số tài khoản ngân hàng đến mã OTP cho nhóm người này.
Khi biết tài khoản của ông không có tiền, bọn chúng đã yêu cầu ông S vay mượn tiền để chứng minh sự trong sạch. Ông S đã vay 965 triệu đồng để chuyển tiền cho bọn chúng và số tiền này cũng mất sạch sành sanh lúc nào không hay.
Qua những vụ việc trên có thể thấy người dùng cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng điện thoại cũng như các phương tiện liên lạc khác. Vì cho dù bạn có sử dụng điện thoại có khả năng bảo mật cao như iPhone 14 Pro Max 1TB đi chăng nữa thì việc vô tình bị lừa và mất tiền trong tài khoản cũng có thể xảy ra. Điều bạn cần tránh đó là không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, mã OTP ngân hàng,… cho bất kỳ ai khi chưa xác thực danh tính chính xác của họ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cảnh giác hơn với những chiêu trò lừa gạt tinh vi cũng như tránh trường hợp liên tục mất tiền sau các cuộc gọi giả danh. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến người thân, bạn bè để cùng đề phòng và truy cập vào chuyên mục kinh nghiệm mua sắm của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác!
Tham khảo thêm các mẫu điện thoại đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: