Tại Việt Nam, ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Lễ Vu Lan. Trong bài viết này, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ chia sẻ thông tin xoay quanh nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ Vu Lan để bạn học hiểu rõ hơn về ngày vô cùng ý nghĩa này.
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan còn được gọi là Lễ Vu Lan Báo Hiếu, là một ngày lễ quan trọng trong đạo Phật. Ngày tổ chức Lễ Vu Lan ở một số quốc gia sẽ có thể khác nhau, ở Việt Nam Lễ Vu Lan được tổ chức vào tháng Bảy âm lịch hàng năm, cụ thể là ngày mùng 15 tháng 7 âm lịch.
Lễ Vu Lan được coi là dịp để tưởng nhớ, báo hiếu và cầu nguyện cho linh hồn của các người đã qua đời, cũng như thể hiện lòng kính trọng và tôn trọng đối với tổ tiên và cha mẹ.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu là ngày mọi người tỏ lòng biết ơn với cha mẹ
Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt nguồn từ sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên giúp linh hồn mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Đại Đức Mục Kiền Liên là một trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Khi tu tập thành công, Đại Đức Mục Kiền Liên đã nhìn thấy người mẹ mất sớm của mình bị đày thành ngạ quỷ (quỷ đói) do thói quen lãng phí, không trân trọng thức ăn khi còn ở dương gian của bà.
Tranh vẽ Đại Đức Mục Kiền Liên dâng cơm cho mẹ nhưng thức ăn hóa lửa
Sau nhiều lần dâng cơm cho mẹ nhưng tất cả thức ăn đều hóa lửa, Đại Đức Mục Kiền Liên cầu cứu lên Đức Phật Thích Ca và tìm ra cách chính là cúng dường, làm việc thiện để cầu nguyện cho linh hồn của mẹ. Nhờ vào lòng hiếu thảo và tâm tình chân thành của Đại Đức Mục Kiền Liên, linh hồn của mẹ đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và được siêu thoát.
Theo kinh dạy của Phật “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho ca mẹ thì cũng dùng cách này”. Lễ Vu Lan Báo Hiếu từ đó cũng được ra đời.
Lễ Vu Lan có ý nghĩa thể hiện tinh thần báo hiếu và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Người con tỏ lòng kính trọng và thể hiện sự biết ơn về công sinh thành,nuôi dưỡng và sự hy sinh của cha mẹ. Đối với người có cha mẹ đã khuất, đây là dịp để dịp để tưởng nhớ và cầu nguyện để họ được siêu thoát khỏi chuỗi luân hồi.
Nghi thức bông hồng cài áo là một nghi thức cao quý trong dịp Lễ Vu Lan, bắt nguồn bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Trước năm 1962, Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hành thiền tại Nhật Bản. Một ngày nọ, ông quyết định đến một nhà sách trong ngày Ngày của Mẹ (Mother’s Day - một ngày lễ truyền thống được kỷ niệm ở nhiều nước Âu, Mỹ). Trong lúc ông đang ở trong cửa hàng sách, một cô gái tiến đến và cài một bông hoa trắng lên áo tràng của ông mà không rõ lý do.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh hỏi cô gái về ý nghĩa của việc cài bông hoa trắng này. Cô gái giải thích rằng trong ngày này, nếu ai còn có mẹ thì họ sẽ cài một bông hoa đỏ, còn nếu mất mẹ thì họ sẽ cài một bông hoa trắng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ đã qua đời.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và tùy bút “Bông hồng cài áo”
Câu chuyện này đã gợi ý cho Thích Nhất Hạnh về ý nghĩa tượng trưng của bông hoa cài áo và cách chúng ta có thể tưởng nhớ, tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với người mẹ của mình, cũng như tất cả các người thân yêu đã ra đi. Năm 1962, Thích Nhất Hạnh viết quyển sách "Bông hồng cài áo" dựa trên câu chuyện này, nơi ông thảo luận về tình yêu và tình cảm đối với người mẹ và cách chúng ta có thể thực hiện việc này trong cuộc sống hàng ngày.
Trong dịp Lễ Vu Lan, có nhiều việc làm ý nghĩa mà bạn có thể thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng cha mẹ và tổ tiên, cũng như thể hiện tinh thần từ thiện và lòng nhân ái. Dưới đây là một số việc làm ý nghĩa bạn có thể thực hiện trong dịp này:
Cuộc sống thường nhật có thể khiến bạn không có thời gian hoặc ngại thể hiện tình cảm với cha mẹ. Hãy nhân dịp Lễ Vu Lan để thể hiện tình yêu và sự biết ơn của mình đối với cha mẹ bằng những việc như: tặng món quà nhỏ, vào bếp nấu món ăn cha mẹ yêu thích, hay đơn giản chỉ cần một cuộc gọi hoặc một dòng tin nhắn yêu thương cũng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy hạnh phúc trong ngày này.
Thể hiện tình yêu, sự biết ơn đối với cha mẹ
Tương tự như trong câu chuyện nguyên thủy, bạn có thể tùy theo khả năng của bản thân mà có thể tặng quà, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, như người già, người khuyết tật, người nghèo, để thể hiện lòng biết ơn và lòng nhân ái.
Nhiều nơi tổ chức các chương trình từ thiện và xã hội trong ngày Vu Lan, như phát quà cho người nghèo, cấp thuốc miễn phí cho người già yếu, và cùng nhau thực hiện các hoạt động thiện nguyện.
Là ngày tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ngày lễ Vu Lan thể hiện tinh thần từ bi, lòng hiếu thảo, và tôn kính đối với cuộc sống. Do đó, các hành động như sát sinh bao gồm cả động vật, gây hại chúng sinh hoàn toàn không phù hợp trong ngày này.
Cúng lễ Vu Lan là một phần quan trọng trong nghi thức tôn kính và cúng dường cho tổ tiên và người thân đã khuất. Mâm cúng Lễ Vu Lan thường không quá chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”, cốt lõi là người cúng lễ thành tâm và chuẩn bị đồ cúng cần thiết như:
Mâm cúng chay ngày Lễ Vu Lan
Các phong tục và vật phẩm có thể khác nhau tùy theo từng khu vực và truyền thống Phật giáo khác nhau. Để biết chính xác những gì cần chuẩn bị cho mâm cúng lễ Vu Lan, bạn nên tìm hiểu thêm từ các nguồn tín ngưỡng và tham khảo với những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ cúng này.
Trình tự cúng Lễ Vu Lan: cúng Phật (nếu gia đình bạn thờ Phật), cúng thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng là cúng thí thực chúng sinh.
Kết: Lễ Vu Lan mang ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, đấng sinh thành cùng với sự từ bi và tình thương. Vì vậy, tất cả hành động nào bạn thực hiện xuất phát từ lòng thành, sự biết ơn và tôn kính đều có ý nghĩa lớn lao trong ngày Lễ Vu Lan.
Hy vọng những thông tin từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn chia sẻ giúp bạn hiểu về Lễ Vu Lan cũng như biết những việc nên làm trong ngày này.
Tham khảo một số món quà có thể tặng cha mẹ dịp Lễ Vu Lan này:
Lì Xì Tiền Mặt Thêm 300.000đ
và Bộ quà 11.600.000đTải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.