Mỗi vùng miền trên mảnh đất Việt Nam đều phương ngữ riêng, nên những ai ở nơi khác đến trải nghiệm cuộc sống hàng ngày có thể gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa các từ, đặc biệt là khu vực miền Trung. Trong đó, khu mấn và trốc tru chắc hẳn là các từ địa phương “độc lạ” mà nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa. Vậy chính xác khu mấn là gì? Trốc tru là gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩ của hai từ này nhé!
Khu mấn là từ địa phương được người dân Nghệ An sử dụng để giao tiếp với nhau. Khi tách ra, “khu” diễn tả cho mông còn “mấn” mang ý nghĩa của từ “váy”. Như vậy, khu mấn ghép có nghĩa đen là phần mông quần bị vấy bẩn. Tuy nhiên, khu mấn được hiểu theo nghĩa bóng thể hiện cảm xúc về việc làm không có giá trị của đối tượng mà bản thân mình không thích.
Ví dụ 1:
Hoa: Chiếc váy tớ mới mua có đẹp không?
Lan: Trông cái váy như khu mấn ấy!
Trong trường hợp này, khu mấn có nghĩa Lan chê chiếc váy của Hoa không đẹp.
Ví dụ 2:
Tiến: Bạn dạo này giàu nhỉ?
Thành: Giàu cái khu mấn ấy!
Lúc này, Thành đang muốn nói là mình nghèo, không giàu như Tiến nói.
Khu mấn là gì? Là từ thể hiện thái độ phủ nhận việc làm không đúng của đối phương.
Thêm một từ địa phương nổi bật của người Nghệ An là “trốc tru”, mang ý nghĩa chỉ phần đầu của con trâu. Cụ thể, “trốc” là đầu còn “tru” có nghĩa là con trâu. Thế nhưng, hầu hết người dân nơi đây sử dụng “trốc tru” với nghĩa bóng là chỉ những người cứng đầu, bướng bỉnh, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác, nhưng chỉ là ý trêu đùa, vui vẻ thay vì tiêu cực.
Ví dụ 1: “Mi là cái đứa trốc tru” có nghĩa là “Mày là cái đứa bướng bỉnh”.
Ví dụ 2: “Cái con trốc tru ni nói mãi không nghe” được hiểu là “Cái con lì lợm này nói mãi không nghe”.
Trước khi sử dụng từ khu mấn trong văn bản hoặc giao tiếp, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
Hiểu rõ ý nghĩa của từ để sử dụng trong tình huống phù hợp, tránh gây hiểu lầm.
Luôn tôn trọng ngôn ngữ vùng miền, không sử dụng với mục đích phân biệt, khiêu khích hay xúc phạm.
Đảm bảo đối phương cũng hiểu ý nghĩa của từ thì mới sử dụng để giao tiếp.
Sử dụng linh hoạt phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
Đối với từ trốc tru, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng, cụ thể:
Từ trốc tru thường được người lớn nói với người nhỏ tuổi hơn như bố mẹ nói với con cái, anh chị nói với em nhỏ. Do đó, việc sử dụng từ trốc tru khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn sẽ bị đánh giá là hỗn láo.
Chỉ nên dùng từ trốc tru để nói chuyện với người miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...
Chỉ nên dùng từ trốc tru trong những trường hợp cần thiết vì có thể thay thế bằng các từ đồng nghĩa khác.
Bạn chỉ nên sử dụng từ “trốc tru” khi giao tiếp với người nhỏ tuổi hơn.
Bên cạnh trốc tru và khu mấn là gì, người miền Trung còn sử dụng nhiều phương ngữ khác trong quá trình giao tiếp với nhau khiến người nghe cảm thấy khó hiểu.
Dưới đây là ý nghĩa của một số phương ngữ giúp bạn dễ hiểu hơn khi giao tiếp với người miền Trung:
Phương ngữ | Ý nghĩa |
Mi | Mày |
Tau | Tao |
Choa | Bọn tao |
Hấn | Hắn, Nó |
Bọn bây | Bọn mày |
Cấy | Cái |
Cấy nớ | Cái đó |
Hun | Hôn |
Bới/ Chưởi | Chửi |
Chi | Gì |
Gưởi | Gửi |
Cái cươi | Cái sân |
Nác | Nước |
Bổ | Ngã |
Trù | Trầu |
Cái đọi | Cái chén |
Cái chủi | Cái chổi |
Chi rứa hầy | Cái gì đó |
Trấp vả | Đùi |
Đàng | Đường |
Tê | Kia |
Răng | Sao |
Rứa | Thế |
Ri | Thế này |
Tề | Kìa |
O | Cô |
Cẳng | Chân |
Chộ | Thấy |
Hè | Nhỉ |
Gấy | Vợ |
Nhông | Chồng |
Cắm | Cắn |
Con gấy | Con gái |
Con ròi | Con ruồi |
Dới | Dưới |
Trốc cúi | Đầu gối |
Đau rọt | Đau lòng, đau bụng |
Ngần | Ngốc |
Trừa | Trên, Giữa |
Con du | Con dâu |
Rầy | Xấu hổ |
Mần | Làm |
Con me | Con bê |
Chạc | Dây |
Nhởi | Chơi |
Nỏ | Không |
Ngái | Xa |
Rọng | Ruộng |
Ló | Lúa |
Con trùn | Con giun |
Náng | Nướng |
Ả | Cô |
Hói | Sông |
Cụng | Cũng |
Dì, Mự | Cô |
Con mọi | Con muỗi |
Cá càu | Cá quả, cá chuối |
Mụi | Mũi |
Riệu | Rượu |
Rú | Đồi, Núi |
Bựa ni | Hôm nay |
Bựa tê | Ngày kia |
Ung | Ông |
Bọ | Bố |
Cại | Cãi |
Su | Sâu |
Túi | Tối |
Dưới đây là một số ví dụ minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng phương ngữ miền Trung để giao tiếp:
Ví dụ 1: “Thu nớ hắn làm cấy chi mà nỏ chộ hầy!”
Nghĩa là: Thu đang làm gì mà mãi không thấy nhỉ!
Ví dụ 2: “Con kia làm chi rứa? Tau ngồi chờ cả tiếng mà nỏ chộ ra.”
Nghĩa là: Con kia làm gì đấy? Tao ngồi chờ cả tiếng mà không thấy ra.
Ví dụ 3: “Mấy bữa ni mi có gặp con du nhà bà Lan không?”
Nghĩa là: Mấy hôm nay mày có gặp con dâu nhà bà Lan không?
Ví dụ 4: “Răng mà bữa ni cấy trốc cúi tau đau quá!”
Nghĩa là: Sao mà hôm nay cái đầu gối tao đau quá!
Bạn cần nắm được ý nghĩa của các phương ngữ miền Trung mới có thể hiểu họ nói gì.
Thông qua giải đáp khu mấn là gì, trốc tru là gì, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương ngữ của miền Trung này. Ngoài ra, bài viết còn tổng hợp các phương ngữ miền Trung giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa khi giao tiếp với người dân vùng này!
Để thuận tiện tìm hiểu thêm về cuộc sống văn hóa vùng miền một cách trọn vẹn nhất trước khi bắt đầu hành trình khám phá, bạn đừng quên đầu tư những thiết bị hiện đại như một chiếc tivi hay điện thoại thông minh, máy tính bảng với hình ảnh sắc nét và âm thanh sống động. Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn hiện là địa chỉ cung cấp các thiết bị điện tử chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Apple, Vivo, Oppo… với mức giá hợp lý, cam kết rẻ nhất thị trường cùng nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá cực sâu, nhận quà cực giá trị. Thêm vào đó, khách hàng an tâm mọi sản phẩm đều có chính sách bảo hành rõ ràng trong vòng 12 tháng và hỗ trợ trả góp 0% lãi suất, trả trước 0 đồng giúp bạn có cơ hội sở hữu sản phẩm mong muốn nhanh chóng. Đừng ngần ngại liên hệ đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm của Điện Máy Chợ Lớn qua Hotline 1900 2628 để nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc. |
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.