Máy pha cà phê sẽ mang đến cho bạn một ly cà phê nguyên chất và thơm ngon. Nhưng khi sử dụng lâu ngày thì sẽ có cặn cà phê hay dầu cà phê kèm các bụi bẩn bám sâu vào từng bộ phận gây ảnh hưởng đến chất lượng ly cà phê cũng như tuổi thọ của máy. Cho nên việc vệ sinh máy là rất cần thiết. Bài viết dưới đây của Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy pha cà phê đơn giản tại nhà mà vẫn mang đến hiệu quả cao.
Vệ sinh khô Filter và tay cầm của máy pha cà phê.
Filter là bộ phận mà bạn phải luôn vệ sinh sau mỗi lần pha chế để chuẩn bị cho lượt pha kế tiếp. Nếu bạn không vệ sinh ngay thì bã cà phê đóng khô thành mảng bám do nhiệt độ nóng, rất khó rửa. Sau khi pha cà phê xong, bạn tháo tay cầm ra, một tay giữ đầu máy để lấy lực vặn tay cầm, tiến hành đập tay cầm vào thùng chứa bã cà phê để đảm bảo bã cà phê đã ra ngoài hết, không mắc kẹt bên trong. Sau khi đập bã xong, lấy cọ lau chùi khô thật sạch sẽ. Một điều lưu ý khi đập bã đó chính là không cho mặt Filter đập vào thanh, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng méo mó và lâu ngày như vậy sẽ làm gỉ sét Filter. Khi tiến hành đập phải hướng trục tay cầm đúng với điểm thanh. Bên cạnh đó không dùng nước rửa, làm ướt tay cầm Filter và nên làm hạ nhiệt Filter cho lần pha tiếp theo.
Vệ sinh khô Filter và tay cầm của máy pha cà phê.
Vệ sinh Headgroup của máy pha cà phê.
Khi vệ sinh Headgroup bạn sử dụng tay cầm đơn, sau đó dùng Filter kính để cậy Filter lên rồi lắp Filter kính vào tay cầm. Tiếp theo lắp tay cầm vào Headgroup, bắt đầu xả nước và tiến hành lay qua lay lại tay cầm để cặn trên thành Headgroup được lắng rơi xuống Filter kính. Vì nước xả nóng nên bạn cần sử dụng khăn để cầm tránh bỏng. Dùng chổi cọ để vệ sinh thành máy đến lưới lọc. Vì lưới lọc mỏng nên khi cọ rửa bạn nên nhẹ tay. Khi cọ xong, tiếp tục xả nước để rửa trôi. Bạn cần sử dụng bột vệ sinh máy pha cà phê Urnex Cafiza2 để tẩy rửa thật sạch sẽ. Lưu ý là cứ sau khi sử dụng 6kg cà phê thì bạn cần sử dụng tới bột tẩy rửa này. Đổ bột vệ sinh vào Filter vào Headgroup, nhấn nút bật/ tắt chế độ làm cà phê 4 lần, mỗi lần 4 – 5 giây, như thế mới đảm bảo được lượng bột tẩy rửa trôi hết lượng bã dư thừa còn tồn đọng trong đường ống của máy.
Vệ sinh Headgroup của máy pha cà phê.
Vệ sinh vòi hơi của máy pha cà phê.
Khi vệ sinh vòi hơi của máy pha cà phê, bạn lấy khăn ướt sạch trùm lên ống vòi rồi tiến hành xả vòi hơi trong vòng 10 giây. Lúc này cặn sữa đã được đẩy ra ngoài hết.
Vệ sinh vòi hơi của máy pha cà phê.
Vệ sinh khay chứa nước thải của máy pha cà phê.
Vệ sinh khay chứa nước thải thì bạn chỉ nên rửa với nước thường, không nên dùng nước rửa bát hay cọ rửa. Nhưng nếu bạn muốn sạch hơn thì chỉ nên dùng nước rửa máy pha cà phê chuyên dụng. Còn về tay cầm của máy thì bạn có thể ngâm vào dung dịch nước rửa cà phê chuyên nghiệp với một chút nước ấm và để qua đêm.
Vệ sinh khay chứa nước thải của máy pha cà phê.
Quá trình vệ sinh máy thật đơn giản và nhẹ nhàng phải không nào? Cho nên bạn cần vệ thực hiện thường xuyên để đảm bảo hương vị của ly cà phê nhé!