Bạn đang sử dụng một chiếc máy ép chậm, và thường xuyên gặp khó khăn trong việc tháo lắp và vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, hôm nay Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ hướng dẫn cho bạn đọc các bước vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn các bước vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn
Sau quá trình ép nước hoa quả, máy ép chậm sẽ tích tụ rất nhiều xác vụn bên trong. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các xác vụn này sẽ phân hủy và sinh sôi nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, chúng cũng có thể gây hư hỏng các bộ phận của máy, làm giảm tuổi thọ của máy ép.
Vệ sinh máy ép chậm đúng cách là việc làm rất quan trọng
Do đó, người dùng cần dành 5-10 phút sau mỗi lần sử dụng để vệ sinh máy thật kỹ lưỡng. Nếu không sử dụng thường xuyên, mỗi tuần nên lấy máy ra kiểm tra, vệ sinh một lần để đảm bảo máy hoạt động bền bỉ và tránh hư hỏng.
>>>Xem thêm: Cách ép hoa quả bằng máy ép chậm hiệu quả
Để vệ sinh máy ép chậm nhanh chóng, và dễ dàng hơn bạn cần chuẩn bị sẵn một số dụng cụ sau đây:
- Chổi vệ sinh chuyên dụng thường đi kèm với máy ép chậm khi mới mua về, hoặc bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng sợi mềm và đầu nhỏ.
- Khăn khô mềm dùng để lau sạch thân máy sau khi sử dụng
- Nước rửa chén hoặc xà phòng có tính tẩy nhẹ, giúp làm sạch các vết bẩn đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến độ bền của máy ép chậm.
Chổi vệ sinh chuyên dụng dành cho máy ép chậm
Khi đã chuẩn bị xong tất cả dụng cụ vệ sinh cần thiết, bạn hãy thực hiện các bước hướng dẫn sau để vệ sinh máy ép chậm:
Khi vệ sinh bất kỳ thiết bị điện nào, thì việc quan trọng nhất chính là ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sau khi sử dụng máy ép trái cây xong, người dùng cần tắt nguồn, rút phích cắm điện và đợi cho thiết bị nguội trước khi tiến hành vệ sinh. Điều này sẽ giúp tránh tai nạn và bảo vệ thiết bị điện từ những cốc hội tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm.
Ngắt nguồn điện của máy để đảm bảo an toàn
Bắt đầu quá trình tháo rời từng bộ phận trên máy ép chậm, theo thứ tự và hãy thật cẩn thận. Đầu tiên là thanh ấn (nếu có sử dụng), sau đó xoay và mở khóa để tháo ống tiếp nguyên liệu, bình ép, trục ép, lưới lọc, vòng cố định lưới lọc (nếu có), và cuối cùng các khay chứa nước ép và bã ép.
Tháo rời các bộ phận máy ép chậm
Các bộ phận của máy ép trái cây thường được làm từ nhựa hoặc inox, cả hai chất liệu này đều có thể được vệ sinh bằng nước rửa chén hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ. Ngoại trừ phần thân máy, các bộ phận khác bạn có thể ngâm trong chậu nước ấm pha với dung dịch nước rửa chén hoặc nước cốt chanh để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
Ngâm và rửa các bộ phận đã tháo
Sau khi ngâm, bạn bắt đầu tiến hành cọ rửa các bộ phận như lưới lọc, trục ép bằng chổi vệ sinh đã được chuẩn bị sẵn. Đối với các bộ phận có các góc kẽ khó vệ sinh, người dùng có thể chuyển sang sử dụng một bàn chải có đầu nhỏ hơn để tiếp cận đảm bảo mọi vết bẩn được loại bỏ một cách nhanh chóng.
Cọ rửa các bộ phận bên trong máy ép chậm
Sau khi các bộ phận đã rửa sạch, người dùng có thể dùng khăn khô mềm để lau khô hoặc để ráo tự nhiên.
Người dùng nên sử dụng khăn mềm ẩm để lau các phần bề mặt bên ngoài của máy, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không để nước dính vào bên trong thân máy để tránh xảy ra tình trạng hư hỏng.
Khi lắp lại các bộ phận của máy ép, người dùng cần tuân thủ trình tự sau: khay chứa, vòng cố định lưới lọc, lưới lọc, trục ép, ống tiếp nguyên liệu và thanh nhấn. Để bảo quản máy ép trái cây, nên đặt thiết bị ở nơi khô ráo và thoáng mát để đảm bảo máy luôn được bền bỉ.
Lắp ráp các bộ phận của máy vào lại theo thứ tự
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mua máy ép chậm
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi vệ sinh máy ép chậm, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Khi vệ sinh máy ép trái cây chậm, bạn nên thực hiện ngay sau khi sử dụng để tránh bã ép và xơ trái cây bám dính, gây khó vệ sinh và cọ rửa.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh có thể gây mài mòn và làm hỏng các bộ phận, đồng thời cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
- Nếu sử dụng máy nhiều lần trong ngày, có thể rửa bằng nước ấm và chỉ vệ sinh bằng xà phòng ở lần cuối cùng.
- Khi làm sạch, tránh để nước dính vào thân máy ép chậm vì có thể ảnh hưởng đến các linh kiện cơ điện tử quan trọng bên trong.
- Làm sạch kỹ những rãnh nhỏ và dùng chổi cọ tỉ mỉ để loại bỏ bã ép, xơ trái cây và rau củ.
- Nếu máy có màng lọc sắc bén, cần cẩn thận khi vệ sinh bộ phận này.
Một số lưu ý cần thiết khi vệ sinh máy ép chậm
Tóm lại vệ sinh máy ép chậm không hề khó, mà lại rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn tuân thủ đúng các bước hướng dẫn như trên. Ngoài ra, việc sử dụng và bảo quản máy ép chậm đúng cách cũng rất quan trọng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt cũng như bền bỉ theo thời gian.
Tham khảo thêm các loại máy ép chậm đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.