0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Healing là gì? Ý nghĩa và cách phục hồi tâm trí hiệu quả

74
 

Khi tìm hiểu về cách cân bằng tâm lý hay biện pháp phục hồi sức khỏe, bạn có thể bắt gặp từ Healing khá thường xuyên. Vậy Healing là gì? Cách healing chữa lành hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu ngay!

1. Định nghĩ Healing là gì?

Healing là một từ tiếng Anh nói về quá trình hồi phục sức khỏe, làm lành vết thương, chữa khỏi bệnh tật hoặc cải thiện tinh thần. Mặt khác, Healing còn thể hiện việc tìm kiếm sự hòa hợp về bản thân với môi trường xung quanh.

Trong văn hóa và tâm linh, từ Healing ẩn chứa những ý nghĩa như:

  • Ý nghĩa của healing trong các tôn giáo, triết học Đông, Tây: Healing hiện diện trong Hồi giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo, đều thể hiện sự cân bằng cả thể chất lẫn tâm hồn. Đặc biệt các nhà tư tưởng nổi tiếng như Aristoteles hay Lão Tử cũng đã từng nhắc tới định nghĩa “chữa lành” là sự cải thiện và phục hồi.

  • Ý nghĩa giữa healing và tâm linh cá nhân: Healing gắn liền với tâm linh của mỗi người. Khi tinh thần tích cực sẽ tạo nên niềm vui, sự lạc quan và hạnh phúc để hàn gắn, xoa dịu nỗi đau sâu thẳm bên trong tâm hồn. Mối quan hệ giữa cảm xúc, tâm linh và thể chất rất khăng khít giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống khi được chữa lành.

Định nghĩ Healing là gìHealing có nghĩa là hồi phục sức khỏe, cải thiện tâm trạng.

2. Self Healing là gì?

Self healing có nghĩa là tự chữa lành và được sử dụng để chỉ việc cân bằng cảm xúc một cách tự nhiên. Cụ thể khi gặp nỗi đau nào đó, mỗi người thường có bản năng đối mặt và tự mình vượt qua để trở lại lối sống khoa học, lành mạnh. Sau những lần như vậy chúng ta sẽ củng cố thêm sức mạnh nội tại để vững vàng hơn trước mọi khó khăn, gian nan, thử thách mà cuộc sống mang đến. 

3. Các hình thức Healing phổ biến hiện nay

Healing xuất hiện phổ biến trong đời sống của mỗi chúng ta với 3 hình thức khác nhau:

3.1. Physical Healing (Healing thể chất)

Healing thể chất có tên tiếng Anh là Physical Healing, thể hiện quá trình hồi phục sức khỏe sau khi bị chấn thương hoặc mắc phải bệnh tật. Đây là khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể dưới sự hỗ trợ của các phương pháp Healing sau:

  • Chăm sóc y tế: Tìm gặp bác sĩ hoặc những chuyên gia y tế khác để thăm khám, chẩn đoán và điều trị vết thương thể chất. 

  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các động tác kỹ thuật tác động lên cơ thể để kích thích sự linh hoạt và dẻo dai, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. 

  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe giúp vết thương mau lành.

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc theo chuẩn khoa học. 

  • Thiết lập lối sống lành mạnh: Điều chỉnh những thói quen hàng ngày trở nên tích cực hơn. Ví dụ như bỏ hút thuốc, không uống bia rượu, chăm chỉ đọc sách, luyện tập thể dục, hạn chế suy nghĩ tiêu cực…

Physical Healing (Healing thể chất)Luyện tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai và tăng cường sức khỏe toàn thân.

3.2. Soul healing (Healing tâm hồn)

Một hình thức healing chữa lành khác chính là Soul healing hay healing tâm hồn. Mục đích của phương pháp này là giúp con người thoát khỏi sự suy sụp, mệt mỏi về tinh thần để cải thiện chất lượng cuộc sống. Quá trình như vậy thường mất khá nhiều thời gian để đạt được kết quả hồi phục. Trong đó những liệu pháp healing phù hợp có thể áp dụng là:

  • Therapy (Điều trị): Xoa dịu tổn thương tâm lý hay lo âu, trầm cảm bằng các phương pháp tâm lý học hoặc tâm thần học. 

  • Meditation (Thiền định): Ngồi thiền để tĩnh tâm giúp tâm hồn được bình yên, không phải chịu dày vò hay áp lực từ những điều tiêu cực trong cuộc sống. 

  • Mindfulness (Tỉnh thức): Suy nghĩ tích cực theo thực tại, học cách chấp nhận sự thật và tìm cách đối mặt để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất. 

  • Art and Creativity (Nghệ thuật và Sáng tạo): Linh hoạt kết hợp nghệ thuật và sáng tạo để xua tan cảm xúc tiêu cực và cải thiện tinh thần.

  • Spiritual Practices (Thực hành tâm linh): Tiến hành các hoạt động mang ý nghĩa tâm linh như thắp hương cầu khấn ông bà tổ tiên, chắp tay cầu nguyện hay ngồi thiền.

3.3. Emotional healing (Healing cảm xúc)

Emotional healing hay healing cảm xúc là hình thức chữa lành những tổn thương cảm xúc như tức giận, buồn bã hay thất vọng về một điều gì đó. Từ đó chúng ta sẽ tìm thấy sự cân bằng và trở lại trạng thái tinh thần tích cực. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp healing sau để cải thiện cảm xúc của mình:

  • Giữ tinh thần lạc quan: Dù trong hoàn cảnh nào thì bạn cũng hãy tin tưởng vào những điều tích cực nhất sẽ đến để tinh thần không bị sa sút.

  • Hiểu rõ cảm xúc: Bạn cần hiểu rõ tổn thương của mình xuất phát từ đâu để không bị cảm xúc chi phối.

  • Chấp nhận và giải phóng cảm xúc: Chấp nhận sự thật tạo ra cảm xúc của bạn và gạt bỏ chúng sang một bên bằng các hoạt động nghe nhạc, vẽ tranh hay thưởng thức nghệ thuật để tinh thần luôn thoải mái.

Emotional healing (Healing cảm xúc)Healing giúp cân bằng cảm xúc để cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. Tại sao Healing lại quan trọng?

Healing có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta được thể hiện rõ nét qua 3 lý do sau:

  • Healing giúp làm giảm sự mệt mỏi, căng thẳng do áp lực từ các vấn đề trong công việc, gia đình, học tập. Ngoài ra nó còn giúp chữa lành tổn thương cực kỳ hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

  • Nhờ có Healing, chúng ta sẽ biết yêu thương bản thân hơn, xây dựng lối sống lành mạnh theo những suy nghĩ tích cực, hỗ trợ cải thiện các mối quan hệ và tăng khả năng đối diện với mọi khó khăn, thử thách. 

  • Bản chất của Healing là chữa lành các tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần nên sẽ giúp chúng ta luôn khỏe mạnh và sự dẻo dai, linh hoạt.

5. Làm thế nào để thực hành Healing chữa lành cho bản thân?

Muốn chữa lành cho bản thân hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp Healing theo 4 giai đoạn sau:

5.1. Tìm hiểu bản thân mình trước 

Để thực hành Healing thì trước tiên các bạn cần tìm hiểu xem bản thân mình đang bị tổn thương ở đâu? Đó là vết thương thể xác do tai nạn, phẫu thuật hay áp lực, căng thẳng từ các vấn đề của cuộc sống. Từ đó bạn sẽ xác định được mục tiêu chữa lành để lựa chọn phương pháp phù hợp và tập trung thực hiện. 

5.2. Thiết lập môi trường tốt cho việc chữa lành 

Bước thứ 2 trong thực hành Healing là xây dựng môi trường phù hợp để chữa lành theo hướng dưới đây:

  • Sắp xếp không gian thoáng đãng và yên tĩnh để tạo cảm giác thư thái, truyền năng lượng tích cực. 

  • Thư giãn với âm nhạc và màu sắc nhẹ nhàng tác động tích cực lên tâm trạng.

  • Tránh xa sự ồn ào cũng như sự bộn bề trong công việc và cuộc sống.

Thiết lập môi trường tốt cho việc chữa lành Xây dựng môi trường yên tĩnh, thoáng mát giúp healing hiệu quả.

5.3. Sử dụng công cụ hỗ trợ 

Bạn có thể sử dụng thêm các công cụ thúc đẩy Healing hiệu quả như sau:

  • Rèn luyện thói quen lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe như thiền, tập thể dục, ăn uống khoa học.

  • Sống có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình từ việc ăn uống, giao lưu tới công việc.

  • Xây dựng không gian sống tích cực để thu hút năng lượng tốt giúp chữa lành mọi vết thương.

  • Tham gia vào cộng đồng Healing để hỗ trợ lẫn nhau cùng cải thiện sức khỏe.

  • Tự giác chăm sóc bản thân bằng cách lắng nghe và phục hồi cảm xúc của mình.

  • Đặt ra mục tiêu để nỗ lực và cố gắng thực hiện.

  • Tìm hiểu trên sách báo hoặc tham gia những khóa học về Healing để học hỏi thêm kiến kiến thức và kỹ năng cần thiết.

5.4. Tận dụng nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ giúp bạn chữa lành đúng cách

Việc sử dụng các nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ giúp bạn có thêm kỹ năng cần thiết, đồng thời tạo động lực để tiến hành phục hồi tốt hơn. Cụ thể là:

  • Sách và bài viết: Cung cấp kiến thức cơ bản về Healing để bạn đọc và tham khảo.

  • Video và podcast: Trình bày lý thuyết về Healing một cách sinh động, dễ theo dõi và học hỏi.

  • Tư vấn và therapy: Nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp bạn nhận thức sâu sắc về vấn đề cần chữa lành của bản thân.

  • Các khóa học và workshop: Học hỏi Healing một cách chuyên nghiệp và bài bản dưới hướng dẫn nhiệt tình của chuyên gia.

  • Cộng đồng hỗ trợ: Tham gia vào nhóm cộng đồng để giao lưu, trao đổi trực tiếp với những người cùng chí hướng.

  • Sự kiện và hội thảo: Đây là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm Healing của các chuyên gia và hứa hẹn sẽ truyền đạt cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.

  • Ứng dụng theo dõi sức khỏe: Cài ứng dụng theo dõi sức khỏe trên điện thoại giúp giám sát tiến trình thực hiện rất tiện lợi. 

Healling bằng cách đọc sáchBạn có thể đọc sách để tìm kiếm cho mình một cách healing phù hợp.

6. Các yếu tố cần thiết giúp Healing (chữa lành) hiệu quả

Để giúp Healing đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

  • Thời gian và sự kiên nhẫn: Quá trình chữa lành cần có thời gian để tái tạo và phục hồi dần dần nên sẽ cần rất nhiều thời gian. Vì thế các bạn cần phải kiên nhẫn Healing và chờ đợi sự cải thiện từng chút một. 

  • Chấp nhận và đối diện với cảm xúc: Khi thực hiện Healing, bạn cần phải xác định được vị trí tổn thương, đồng thời chấp nhận và đối diện với điều đó thì mới mang lại được kết quả hồi phục tốt đẹp.

  • Tự nhận thức và lòng yêu thương bản thân: Bạn cần nhận thức được sự nghiêm trọng của tổn thương tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mình để yêu thương bản thân nhiều hơn.

  • Linh hoạt trong phương pháp: Các phương pháp Healing rất đa dạng bao gồm Healing thể chất, tâm hồn và cảm xúc. Để chữa lành diễn ra hiệu quả thì việc tất yếu bạn phải kết hợp linh hoạt những phương pháp này bởi nó sẽ bổ trợ cho nhau để tăng chất lượng cải thiện.

  • Kết hợp Healing với thói quen hàng ngày: Healing chính là một phần quan trọng của cuộc sống và bạn hãy tận dụng để xây dựng thói quen lành mạnh hàng ngày. Ví dụ như rèn luyện thể dục thể thao, đi bộ, cân nhắc chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ và nghỉ đúng giờ….

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ healing là gì. Đây là một phương pháp chữa lành tuyệt vời thường được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi. Nếu áp dụng đúng cách, chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện, giúp bạn sống khỏe mạnh, hạnh phúc và trường thọ hơn.

Apple iPhone 15 Pro Max 256GB

  • 256GB
  • 512GB
  • 1TB
27.999.000 đ
34.990.000đ -20%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Trả góp 0%
Galaxy A15 (8GB+128GB)
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A15 (8GB+128GB)

6.5" Full HD+
  • 8GB+128GB
  • 8GB+256GB
4.090.000 đ
4.990.000đ -18%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Đánh giá 4/5 (1)

Nokia C20 16GB

  • 16GB
  • 32GB
Siêu khuyến mãi
1.099.000 đ
2.290.000đ -52%

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Trả góp 0%
Galaxy A05 (4GB+128GB)
icon-DIDONG
68-icon-DI ĐỘNG

Samsung Galaxy A05 (4GB+128GB)

6.7" HD+
  • 4GB+128GB
  • 6GB+128GB
2.590.000 đ
3.090.000đ -16%
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Bài viết này có giúp ích cho bạn không?

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Từ khóa

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store

Tin nổi bật