0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

HDMI-CEC là gì? Những chức năng tuyệt vời của HDMI-CEC

5,517

Chúng ta đã đã quen thuộc với các cổng kết nối trên các thiết bị điện tử như HDMI, VGA, HDMI eARC,... Vậy bạn đã từng nghe đến HDMI-CEC chưa? Đây có phải là một trong những loại cổng kết nối không? Trong bài viết này, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ gửi đến bạn những thông tin về HDMI-CEC là gì, cùng đọc ngay nhé!

HDMI-CEC là gì?

HDMI-CEC là gì?

1. HDMI-CEC là gì?

HDMI-CEC (HDMI Consumer Electronics Control) là tính năng biến thể của cổng HDMI truyền thống. Xét về mặt vật lý, HDMI-CEC là một kết nối hai chiều chuyên dụng trên tiêu chuẩn cáp HDMI và mang tín hiệu giữa các thiết bị tương thích HDMI-CEC được liên kết.

HDMI-CEC có thể hoạt động với đa dạng thiết bị ghép nối như: Tivi, đầu phát Blu-ray, máy chơi game,...

HDMI-CEC

HDMI-CEC

>>> Xem thêm:Cổng HDMI eARC là gì? Tính năng được nâng cấp như thế nào?

2. Chức năng của HDMI-CEC là gì?

HDMI-CEC cho phép người dùng điều khiển nhiều thiết bị từ một bộ điều khiển duy nhất, thay vì phải sử dụng nhiều điều khiển riêng lẻ cho từng sản phẩm. Dưới đây là một số tổng hợp về chức năng của HDMI-CEC. Lưu ý rằng không phải tất cả các thiết bị có HDMI-CEC đều sẽ hỗ trợ đầy đủ tất cả các chức năng. Việc triển khai các tính năng trên sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Chức năng của HDMI-CEC

Chức năng của HDMI-CEC

One Touch Play (Phát một chạm)

Cho phép người dùng bật tivi và thiết bị kết nối với tivi bằng HDMI cùng một lúc chỉ bằng một nút nhấn trên điều khiển của tivi. Ví dụ, nếu một bộ phát đa phương tiện như Apple TV hoặc Chromecast được kết nối với tivi và được bật lên, tivi sẽ chuyển sang đầu vào tương ứng với bộ phát đa phương tiện đó và người dùng có thể bắt đầu phát nội dung mà không cần phải thay đổi đầu vào trên tivi.

System Standby (Chế độ chờ hệ thống)

Cho phép người dùng tắt hoặc đưa vào chế độ chờ các thiết bị HDMI kết nối với tivi chỉ bằng một nút nhấn trên điều khiển của tivi. Nếu tất cả các thiết bị HDMI được kết nối đang trong chế độ chờ, tivi cũng sẽ tự động chuyển sang chế độ chờ, giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho các thiết bị.

Remote Control Pass-Through (Điều khiển tiếp sóng từ xa)

Cho phép người dùng điều khiển các thiết bị đầu cuối HDMI khác mà không cần phải chuyển đổi ngõ vào trên tivi. Khi tính năng Remote Control Pass-Through được kích hoạt, người dùng có thể sử dụng remote của tivi để điều khiển các thiết bị kết nối qua cổng HDMI như máy chơi game,... mà không cần phải chuyển đổi giữa các ngõ vào trên tivi.

Device Menu Control (Điều khiển menu thiết bị)

Khi tính năng Device Menu Control được kích hoạt, người dùng có thể truy cập và điều khiển menu trên các thiết bị đầu cuối HDMI như: DVD, bộ giải mã, máy chơi game, thiết bị phát đa phương tiện,... trực tiếp từ remote của tivi. Điều này giúp người dùng có thể thay đổi các cài đặt và tùy chọn trên các thiết bị khác mà không cần phải dùng nhiều bộ điều khiển hoặc phải chuyển đổi giữa các ngõ vào HDMI trên tivi.

Routing Control (Điều khiển định tuyến)

Khi có nhiều nguồn phát kết nối với tivi (như PC, DVD, máy chơi game,...) bằng HDMI thì bạn có thể sử dụng tính năng Điều khiển định tuyến này để chọn nguồn vào để phát trên tivi. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các thiết bị đầu cuối HDMI mà không cần phải tháo rời và kết nối lại các dây cáp HDMI.

System Audio Control (Điều khiển âm thanh hệ thống)

Cho phép người dùng sử dụng một điều khiển từ xa của tivi để thay đổi âm lượng trên các thiết bị kết nối với tivi bằng cổng HDMI, chẳng hạn như sử dụng remote của tivi để giảm âm lượng của loa soundbar.

Timer Programming (Lập trình hẹn giờ)

Cho phép người dùng lập trình để thiết bị HDMI được kết nối với tivi tắt hoặc bật vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Ví dụ, người dùng có thể cài đặt tivi để tắt vào lúc 22 giờ mỗi ngày hoặc cài đặt bộ phát đa phương tiện sẽ tự động bật lên vào lúc 7 giờ sáng hôm sau.

One Touch Record (Bản ghi một lần chạm)

Chỉ với một lần nhấn nút, bạn có thể yêu cầu các thiết bị ghi âm kết nối với tivi ghi lại nội dung trên màn hình tivi.

3. Hướng xử lý sự cố kết nối HDMI-CEC

Hướng xử lý khi xảy ra lỗi HDMI-CEC

Hướng xử lý khi xảy ra lỗi HDMI-CEC

Nếu đã kết nối các thiết bị với tivi nhưng bạn không thể sử dụng các chức năng của HDMI-CEC, hãy thử các phương pháp sử lý mà Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tổng hợp dưới đây:

- Kiểm tra xem thiết bị có hỗ trợ HDMI-CEC không;

- Kiểm tra và cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất trên các thiết bị;

- Tắt, rút phích cắm khỏi nguồn điện, sau đó cắm phích và khởi động lại các thiết bị;

- Kiểm tra các dây kết nối và cáp HDMI của bạn xem có bị hư hỏng không.

>>> Xem thêm: Làm thế nào khi tivi không nhận tín hiệu HDMI?

Tổng kết

Như vậy, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến bạn bài viết về HDMI-CEC là gì và những nội dung liên quan đến khái niệm này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các chuẩn kết nối trên thiết bị điện tử.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về cổng kết nối HDMI

Sony Google Tivi 4K 65 Inch KD-65X75K

65 inch 4K
Giá chỉ: XX.XXX.000 đ
20.700.000đ
Quà tặng trị giá 11.000.000đ

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store