Cập nhật thông tin về kế hoạch tắt sóng 2G tại Việt Nam
11,863Tác giả: Chúc Lam10254
Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các nhà mạng triển khai việc tắt sóng 2G vào tháng 09/2024. Chi tiết thế nào, cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu qua bài viết dưới dây!
Cập nhật thông tin về kế hoạch tắt sóng 2G tại Việt Nam
1. Mạng 2G là gì?
Mạng 2G là công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ 2 (Second Generation) được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trước khi xuất hiện tại Việt Nam, mạng 2G đã được thương mại hóa ở Phần Lan vào năm 1991 bởi nhà mạng Radiolinja. Theo đó, thế hệ mạng di động này sẽ tiến hành mã hóa tín hiệu cuộc hội thoại dưới dạng kỹ thuật số cũng như cho phép nhiều người sử dụng hơn trên một dải tần số so với mạng 0G và 1G.
Mạng 2G là công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ hai
Gắn liền với hình ảnh những chiếc điện thoại cục gạch ở thập niên 90s, mạng 2G ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu gọi thoại, nhắn tin không hỗ trợ kết nối Internet như hiện nay. Mặc dù vậy, những kẻ xấu đã lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của công nghệ mạng di động này để khai thác cũng như thực hiện hành vi phát tán tin nhắn rác, lừa đảo đến người dùng. Ngoài ra, sự tồn tại của mạng 2G được cho là đang cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G hiện đang được trang bị trên các dòng điện thoại Xiaomi hay các nhà sản xuất smartphone khác.
Để thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ số, dịch vụ dữ liệu cũng như đáp ứng xu hướng thời đại, các nhà mạng Viễn thông ở Việt Nam sẽ tiến hành khóa những thiết bị chỉ dùng sóng 2G từ tháng 12/2023. Điều này đồng nghĩa với việc, các thiết bị này sẽ không được phép nhập mạng và người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh tương thích với mạng 3G, 4G và 5G.
Người dân phải chuyển sang dùng thiết bị tương thích sau khi cắt sóng 2G
2. Vì sao cần tắt sóng 2G vào năm 2024?
Sau sự xuất hiện của mạng 2G thì công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ 3 cũng chính thức triển khai tại Việt Nam vào tháng 10/2009. Trong khi đó, mạng 4G lại được MobiFone cung cấp lần đầu từ ngày 01/07/2016. So với mạng 2G thì những công nghệ mạng di động này sẽ sở hữu nhiều cải tiến vượt trội hơn như khả năng truy cập Internet tốc độ cao, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn,… Vì vậy, tắt sóng 2G được xem là một xu hướng tất yếu trong việc phát triển các công nghệ mạng hiện đại cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Tắt sóng 2G là việc làm tất yếu đối với xu hướng phát triển hiện nay
Tại Việt Nam, kế hoạch tắt sóng 2G do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra sẽ được triển khai vào tháng 09/2024. Theo tiết lộ từ VNPT thì Tập đoàn hiện đã tắt sóng khoảng 10% số trạm 2G có thuê bao và lưu lượng thấp trong suốt 2 năm qua (từ năm 2021 đến đầu năm 2023). Trong khi đó, Viettel lại thúc đẩy quá trình chuyển đổi mạng 2G bằng cách tiên phong phủ sóng 4G rộng khắp đến vùng nông thôn, miền núi,... cũng như thử nghiệm phát sóng 5G ở nhiều tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên thành công trong việc chuyển đổi gần như toàn bộ thuê bao 3G lên 4G.
Viettel đã chuyển đổi thành công gần như toàn bộ thuê bao 3G lên 4G
Tương tự, MobiFone cũng tắt dần trạm 2G ở những khu vực có lưu lượng rất ít. Bên cạnh đó, nhà mạng này còn triển khai một số chương trình hỗ trợ chuyển đổi mạng 2G lên 4G miễn phí cho người dân. Có thể thấy, tắt sóng 2G đã trở thành cuộc cách mạng trong kế hoạch thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số,… khi tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ công trực tuyến. Không chỉ vậy, tắt sóng 2G còn đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ viễn thông hiện đại hơn cũng như giảm ô nhiễm điện từ khi tiêu tốn ít năng lượng phát sóng hơn.
Bên cạnh lợi ích thì việc tắt sóng 2G có thể gây ảnh hưởng đến những khách hàng đang sử dụng mạng 2G hoặc không đủ khả năng chuyển đổi sang mạng di động hiện đại hơn. Để giải quyết thực trạng này, Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam sẽ hỗ trợ 400000 điện thoại kết nối 4G cho các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa hoặc những người dân đặc biệt khó khăn trong việc chuyển đổi sang công nghệ mới. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra chương trình hợp tác với các nhà sản xuất, nhà mạng Việt Nam trong kế hoạch bán smartphone với giá từ 600000 đến 700000 đồng cho toàn bộ người dân.
Tắt sóng 2G là một việc làm cần thiết trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số cũng như đáp ứng mong muốn của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Qua đó, trải nghiệm sử dụng điện thoại của người dùng cũng được nâng lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo thêm mẫu Xiaomi Redmi 13C 4GB 128GB với mức giá vô cùng hấp dẫn tại chuỗi hệ thống Siêu thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn trên toàn quốc.