0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Cảnh báo: Tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản

1,168
 

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì các hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn ra tinh vi và đa dạng hơn trước rất nhiều. Theo đó, tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản được xem là một phương pháp phổ biến. Để hiểu hơn về thủ đoạn lừa đảo ngày, cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá ngay qua bài viết dưới đây!

Cảnh báo tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu

Cảnh báo tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu

1. Tìm hiểu về tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu

Bằng việc lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, nhiều hình thức lừa đảo đã xuất hiện và núp bóng dưới danh nghĩa những tiện ích mà người dùng đang cần đến. Cụ thể, các hình thức này sẽ nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên, công nhân, người lao động, nhân viên văn phòng,... Sau khi lấy được lòng tin của con mồi, kẻ xấu sẽ tiến hành đánh cắp thông tin và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nhiều hình thức lừa đảo xuất hiện dưới sự phát triển của công nghệ

Nhiều hình thức lừa đảo xuất hiện dưới sự phát triển của công nghệ

Theo đó, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra cảnh báo về 24 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng hiện nay như combo du lịch giá rẻ, cuộc gọi video Deep Fake, giả mạo biên lai chuyển tiền thành công, thông báo khóa SIM vì chưa chuẩn hóa, giả danh công ty tài chính, lừa đảo đầu tư chứng khoán (tiền ảo, đa cấp), giả danh cơ quan công an (Viện kiểm sát, Tòa án), cho số đánh đề,... Trong đó, tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu (SMS Brandname) được xem là thủ đoạn lừa đảo tinh vi và có mức độ nguy hiểm cao.

Người dùng cần cảnh giác trước 24 hình thức lừa đảo phổ biến

Người dùng cần cảnh giác trước 24 hình thức lừa đảo phổ biến

Thông qua trạm phát sóng (BTS) giả mạo, các đối tượng xấu sẽ tiến hành gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Đa phần những chiếc điện thoại thông minh hay điện thoại Samsung đều có tính năng tự động kết nối vào các trạm BTS cường độ sóng mạnh. Vì vậy, kẻ xấu đã dùng các trạm BTS giả đang phát 2G ở gần để kết nối với thiết bị của người dùng. Sau đó, chúng sẽ di chuyển thiết bị phát sóng giả đến những nơi đông người bằng ô tô hoặc xe máy và thực hiện hành vi phát tán tin nhắn tới những thuê bao đã kết nối vào trạm BTS giả.

Với hình thức này, kẻ xấu có thể phát tán tới mấy chục nghìn tin nhắn giả mạo thương hiệu mỗi ngày và thậm chí, con số này có thể nhiều hơn nữa. Theo thông tin ghi nhận thì hầu hết các thiết bị được dùng để tạo trạm BTS giả thường có nguồn gốc trôi nổi vào Việt Nam mà không có trên thị trường chính thống.

2. Các biện pháp phòng tránh tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu

Để chủ động ngăn chặn tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu, người dùng không nên vội vàng trả lời và làm theo các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân từ bất kỳ SMS nào. Theo đó, bạn nên đọc kỹ nội dung và kiểm tra lỗi chính tả để xem có điều gì bất thường hay không.

Nên đọc kỹ nội dung khi nhận được bất kỳ tin nhắn nào

Nên đọc kỹ nội dung khi nhận được bất kỳ tin nhắn nào

Thông thường, các ngân hàng, đơn vị dịch vụ,... sẽ không yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng trước những tin nhắn không rõ nguồn gốc và tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong các tin nhắn này.

Đồng thời, việc cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến hay mã xác thực OTP,... qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web sẽ không được đảm bảo an toàn. Do đó, bạn có thể liên hệ với tổng đài để tìm hiểu thông tin về trang web, hình thức lừa đảo bằng website tạo hóa đơn chuyển tiền giả hoặc ứng dụng trước khi thực hiện giao dịch với bất kỳ đơn vị nào.

Người dùng nên gọi tổng đài để lấy thông tin trang web chính thức

Người dùng nên gọi tổng đài để lấy thông tin trang web chính thức

Khi nhận được các tin nhắn brandname có dấu hiệu giả mạo, người dùng cần liên lạc ngay với thương hiệu đó qua hotline chính thức. Không chỉ vậy, bạn nên lưu lại bằng chứng và cung cấp cho cơ quan chức năng của Bộ Công an hoặc yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao xử lý khi phát hiện hành vi lừa đảo.

Nhìn chung, tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu đã trở thành một hình thức lừa đảo tinh vi và phổ biến trong thời gian vừa qua. Đây là thủ đoạn tấn công dựa trên việc khai thác điểm yếu xác thực của mạng 2G để lan truyền tin nhắn SMS Brandname giả mạo qua các các trạm BTS. Theo đó, người dùng nên nâng cao cảnh giác trong quá trình sử dụng điện thoại cũng như thường xuyên cập nhật các bảo mật cần thiết cho chiếc Smartphone của mình.

Qua bài viết trên, hy vọng người dùng có thể hiểu hơn về tình trạng phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu và nâng cao cảnh giác trong quá trình sử dụng điện thoại hay Samsung Galaxy Z Fold5 512GB của mình. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, còn chần chờ gì mà không truy cập vào chuyên mục kinh nghiệm mua sắm của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn ngay hôm nay!

Trả góp 0%
V23e (8GB + 128GB)
28-vivo-tuanle
icon-DIDONG
68-icon-DI ĐỘNG

Vivo V23e (8GB + 128GB)

6.44" AMOLED Full HD+
4.990.000 đ
8.490.000đ -41%

Hoàn tiền gấp đôi nếu đâu Rẻ hơn

Đánh giá 5/5 (2)
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store