Máy lọc không khí Philips là thiết bị loại bỏ khói bụi, khí độc hại,... trong không khí, được các gia đình Việt yêu thích trong thời gian gần đây. Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu cách sử dụng máy lọc không khí trong bài viết dưới đây.
Cách sử dụng máy lọc không khí Philips an toàn và hiệu quả
Nhằm giúp người dùng thuận tiện tham khảo, bài viết này sẽ lấy ví dụ từ máy lọc không khí Philips AC1715.
Các nút điều khiển
1: Nút bật/tắt nguồn
2: Nút bật/tắt đèn
3: Nút chuyển đổi chế độ
Bảng hiển thị
4: Cảnh báo thay bộ lọc
5: Cảnh báo vệ sinh bộ lọc
6: Chỉ số chất gây dị ứng trong nhà
7: Chế độ Auto (Tự động)
8: Tốc độ 1
9: Đèn báo Wi-Fi
10: Tốc độ 2
11: Chế độ Turbo (Tăng cường)
12: Chế độ Sleep (Ngủ)
13: Chỉ số PM2.5 (Bụi mịn)
Màn hình điều khiển máy lọc không khí Philips
Bước 1: Cắm dây điện của máy lọc không khí vào ổ điện.
Bước 2: Chạm Nút nguồn để bật máy lọc không khí.
- Máy phát ra tiếng bíp.
- Ký hiệu “ - - -” hiển thị trên màn hình trong lúc máy khởi động. Máy sẽ hiển thị mức PM2.5/IAI sau khi đo chất lượng không khí.
- Máy lọc không khí hoạt động ở chế độ Auto (Tự động) với chỉ số IAI hiển thị trên màn hình.
Bước 3: Chạm và giữ Nút nguồn trong 3 giây để tắt máy lọc không khí.
Cách bật/tắt máy lọc không khí Philips
Lưu ý: Nếu vẫn cắm điện máy lọc không khí sau khi TẮT máy, thì khi được BẬT lại máy sẽ hoạt động theo các cài đặt trước khi tắt máy.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp đặt máy lọc không khí trong phòng
Cài đặt kết nối Wi-Fi lần đầu
Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng “Clean Home+” của Philips trên App Store hoặc Google Play.
Ứng dụng Clean Home+ của Philips
Bước 2: Cắm phích cắm của máy lọc không khí vào ổ điện và chạm Nút nguồn để bật thiết bị.
- Đèn báo Wi-Fi màu cam nhấp nháy khi lần đầu kết nối.
Bước 3: Đảm bảo smartphone hoặc máy tính bảng của bạn đã kết nối
thành công với mạng Wi-Fi.
Bước 4: Khởi chạy ứng dụng “Clean Home+” và nhấn vào “Connect a New Device” hoặc nhấn nút “+” ở phía trên màn hình. Thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để kết nối máy lọc không khí với mạng Wi-Fi.
Lưu ý:
- Nếu muốn kết nối nhiều hơn một máy lọc không khí với smartphone hoặc máy tính bảng, bạn phải thực hiện lần lượt từng thiết bị một.
- Đảm bảo khoảng cách từ smartphone hoặc máy tính bảng đến máy lọc không khí không quá 10m và không có bất kỳ vật cản.
Cài đặt lại kết nối Wi-Fi
Thực hiện cài đặt lại kết nối Wi-Fi khi mạng Wi-Fi mặc định có thay đổi.
Bước 1: Cắm phích cắm máy lọc không khí vào ổ điện và chạm Nút nguồn để bật thiết bị.
Bước 2: Chạm và giữ Nút chuyển đổi chế độ trong 3 giây cho đến khi nghe một tiếng bíp.
- Máy lọc không khí chuyển sang chế độ ghép đôi.
- Đèn báo Wi-Fi màu cam nhấp nháy.
Bước 3: Thực hiện theo các bước 3 và 4 trong phần “Cài đặt kết nối Wi-Fi lần đầu”
Bước 1: Chạm Nút nguồn để bật máy lọc không khí (Nếu thiết bị đang hoạt động, bạn có thể bỏ qua bước này).
Bước 2: Chạm Nút chuyển đổi chế độ đến khi màn hình hiển thị biểu tượng tương ứng với chế độ mong muốn.
Chế độ Auto (Tự động): Máy lọc không khí tự động điều chỉnh tốc độ quạt theo chất lượng không khí trong phòng.
Tốc độ quạt 1 và 2: Ở chế độ này, máy lọc không khí vận hành với tốc độ 1 (thấp) hoặc chế độ 2 (cao).
Chế độ Turbo (Tăng cường): Máy lọc không khí vận hành ở tốc độ cao nhất,
Chế độ Sleep (Ngủ): Máy lọc không khí vận hành êm ái với tốc độ thấp nhất và các đèn màn hình sẽ tự động tắt sau 3 giây tính từ lúc chọn chế độ.
>>Xem thêm: Cần lưu ý tiêu chí nào khi chọn mua máy lọc không khí
Lịch trình vệ sinh máy lọc không khí Philips
Tần suất | Phương pháp vệ sinh |
Khi cần thiết | Lau sạch phần nhựa của thiết bị bằng khăn khô mềm Vệ sinh nắp cống thoát khí |
Hai tháng một lần | Vệ sinh cảm biến bụi bằng tăm bông khô |
Cảnh báo vệ sinh bộ lọc hiển thị | Vệ sinh bề mặt bộ lọc |
Khi màn hình hiển thị Cảnh báo vệ sinh bộ lọc (5), bạn cần vệ sinh bộ lọc để đảm bảo hiệu suất lọc không khí cũng như duy trì tuổi thọ cho thiết bị.
Bước 1: Tắt máy lọc không khí và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
Bước 2: Kéo và tháo vỏ mặt sau ra khỏi thiết bị.
Bước 3: Kéo bộ lọc ra khỏi thiết bị.
Bước 4: Vệ sinh bề mặt bộ lọc
Bạn có thể dùng chổi vệ sinh chuyên dụng để phủi sạch các bụi bẩn, tóc, lông thú cưng ra khỏi bộ lọc. Hoặc dùng máy hút bụi để làm sạch nhanh hơn.
Dùng máy hút bụi làm sạch bộ lọc
Lưu ý: không được rửa bộ lọc vì nước khi vào máy lọc không khí sẽ làm hư hại các bộ phận của thiết bị.
Bước 5: Đặt bộ lọc vào lại thiết bị.
Bước 6: Gắn lại vỏ mặt sau.
Bước 7: Cắm phích cắm máy lọc không khí vào ổ điện. Chạm nút để bật thiết bị.
Bước 8: Chạm và giữ các Nút bật/Tắt đèn, và Nút chuyển đổi chế độ trong 3 giây để cài đặt lại thời gian vệ sinh bộ lọc.
Khi màn hình hiển thị Cảnh báo thay bộ lọc (như hình), bạn cần thay bộ lọc Nano Protect cho máy lọc không khí để có thể tiếp tục sử dụng thiết bị.
Cảnh báo thay bộ lọc trên màn hình điều khiển thiết bị
Bước 1: Tắt máy lọc không khí và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
Bước 2: Kéo và tháo vỏ mặt sau ra khỏi thiết bị.
Bước 3: Kéo bộ lọc ra khỏi thiết bị.
Kéo bộ lọc ra khỏi máy
Bước 4: Tháo bao bì đóng gói của bộ lọc và đặt bộ lọc mới vào thiết bị
Bước 5: Gắn lại vỏ mặt sau.
Bước 6: Cắm phích cắm máy lọc không khí vào ổ điện. Chạm nút để bật thiết bị.
Bước 7: Chạm và giữ các Nút bật/Tắt đèn, và Nút chuyển đổi chế độ trong 3 giây để cài đặt lại thời gian vệ sinh bộ lọc.
Vệ sinh thân máy
Thường xuyên lau chùi mặt trong và mặt ngoài của máy lọc không khí để tránh bám bụi.
Dùng khăn khô, mềm để lau sạch cả mặt trong lẫn mặt ngoài của máy lọc không khí và cổng thoát khí.
Lau máy lọc không khí bằng khăn khô
Vệ sinh cảm biến bụi
Vệ sinh cảm biến bụi hai tháng một lần để thiết bị hoạt động tối ưu.
Lưu ý:
- Cần vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên hơn nếu sử dụng máy trong môi trường nhiều bụi.
- Nếu độ ẩm trong phòng rất cao, hơi nước có thể ngưng tụ trên cảm biến bụi và đèn báo chất lượng không khí có thể báo hiệu mức độ xấu hơn dù thực tế chất lượng không khí vẫn tốt. Vệ sinh cảm biến bụi để khắc phục vấn đề này.
Bước 1: Tắt máy lọc không khí và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
Bước 2: Kéo và tháo vỏ mặt sau ra khỏi thiết bị.
Bước 3: Vệ sinh cảm biến bụi bằng tăm bông ẩm.
Vệ sinh cảm biến bụi bằng tăm bông
Bước 4: Lau khô hoàn toàn tất cả các bộ phận bằng tăm bông khô.
Bước 5: Gắn lại vỏ mặt sau.
- Tắt máy lọc không khí và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
- Vệ sinh vỏ ngoài máy lọc không khí, cảm biến bụi và bề mặt bộ lọc
- Để tất cả các bộ phận khô ráo hoàn toàn trước khi cất máy.
- Bọc bộ lọc trong túi nilon kín khí.
- Cất giữ máy lọc không khí và bộ lọc nơi khô thoáng.
- Không vệ sinh thiết bị bằng nước, bất kỳ chất lỏng nào khác, hoặc chất tẩy rửa (dễ cháy), hoặc để các chất này thấm vào thiết bị, nhằm tránh bị điện giật hoặc nguy cơ cháy nổ.
- Không phun bất kỳ chất dễ cháy nào như thuốc trừ sâu hoặc nước hoa xung quanh thiết bị.
- Không vệ sinh thiết bị bằng nước, bất kỳ chất lỏng nào khác, hoặc chất tẩy rửa (dễ cháy), hoặc để các chất này thấm vào thiết bị, nhằm tránh bị điện giật và/hoặc nguy cơ cháy.
- Không sử dụng máy gần các thiết bị sử dụng gas, thiết bị tạo nhiệt hoặc lò sưởi.
- Luôn rút điện thiết bị khi bạn muốn di chuyển, làm vệ sinh thiết bị, thay bộ lọc hoặc thực hiện các công việc bảo dưỡng khác.
- Không sử dụng thiết bị trong các môi trường ẩm ướt hoặc ở những nơi có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ môi trường cao, ví dụ như nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc nhà bếp, hoặc trong phòng có dao động nhiệt độ lớn.
>>Xem thêm: Máy lọc không khí nên dùng cho môi trường nào?
Vừa rồi là nội dung xoay quanh chủ đề “Cách sử dụng máy lọc không khí Philips”. Hy vọng những thông tin Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn.
Tham khảo thêm một số mẫu máy lọc không khí tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.