Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Gần 1 tuần qua, Hà Nội liên tiếp nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của Air Visual. Các chuyên gia đánh giá, đây có thể là đợt ô nhiễm không khí “khủng khiếp” nhất tại Hà Nội từ trước đến nay. Vậy làm thế nào để bảo vệ bản thân và các thành viên trong gia đình trước vấn nạn không khí như hiện nay? Hãy cùng Siêu Thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu vấn đề này nhé!
Báo động tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta hiện nay.
Bộ Y Tế khuyến cáo người dân ứng phó ô nhiễm không khí.
Mọi người nên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống, hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). Đặc biệt nên dùng khẩu trang N95 và một số khẩu trang đặc biệt khác với kết cấu màng siêu lọc mới ngăn được loại bụi min này.
Không nên mở cửa sổ, cửa ra vào trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa. Nên giới hạn hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas. Nên tăng cường trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường,rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bộ Y Tế khuyến cáo người dân ứng phó ô nhiễm không khí.
Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn, tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch... cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời, tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Với những người hút thuốc lá, nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Còn những người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.
Khắc phục ô nhiễm không khí bằng một số phương tiện.
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học.
Lọc sinh học là một biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp. Các chất khí gây ô nhiễm không khí sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O.
Khắc phục ô nhiễm không khí bằng một số phương tiện.
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học.
Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn.
Máy lọc không khí.
Máy lọc không khí sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc...máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí. Đây là biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí trong diện tích nhỏ như nhà ở khá tốt.
Với những thông tin đã được cung cấp trên, hi vọng bạn có thể có được những biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình trước tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt nghiệm trọng như hiện nay.