Sau các cuộc đấu giá diễn ra vào tháng 03/2024 và tháng 07/2024, Viettel, VNPT và MobiFone là 3 cái tên nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng khi đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 5G. Chi tiết thế nào? Cùng cập nhật qua bài viết dưới đây của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn nhé!
Băng tần 5G nhà mạng Việt lần lượt có chủ
Viettel và VNPT là hai nhà mạng gây chú ý sau cuộc đấu giá băng tần 5G diễn ra ngày 08/03 và 19/03/2024. Theo đó, quyền sử dụng tần số B1 (2500-2600 MHz) của khối băng tần 5G đã thuộc về Viettel trong khi VNPT là chủ nhân thắng đấu giá khối C2 (3700-3800 MHz).
Viettel và VNPT là hai nhà mạng đấu giá thành công băng tần 5G
Đến ngày 09/07/2024, MobiFone đã trở thành nhà mạng thứ 3 đấu giá thành công khối tần số còn lại là C3 (3800 - 3900MHz) với giá khởi điểm 1.95 nghìn tỷ. Theo MobiFone, việc sở hữu khối C3 là nền tảng để đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên toàn quốc trong năm 2024.
MobiFone đấu giá thành công băng tần khối C3 vào ngày 09/07/2024
So với các khối Low-band dưới 1GHz hay High-band trên 24GHz, hai khối tần số B1 và C2 đều được xếp vào nhóm Mid-band để thuận tiện cho quá trình phân biệt. Mặc dù vậy, các khối này vẫn có sự chênh lệch đáng kể về tần số. Cụ thể, khối C2 của băng tần 5G có tốc độ truy cập lớn hơn khi sở hữu tần số cao hơn khoảng 1.3 lần so với B1. Ngược lại, khối B1 gây ấn tượng với khả năng truyền xa và đâm xuyên tốt hơn.
Theo Liên minh Viễn thông quốc tế ITU, vùng phủ cùng tốc độ của mỗi khối thuộc băng tần 5G sẽ không giống nhau. Mặc dù sở hữu tần số thấp hơn 1.3 lần so với khối C2 nhưng giá khởi điểm của băng tần B1 lại vượt trội hơn do có lợi thế về độ phủ sóng và khả năng truyền xa. Cụ thể, khối B1 có giá khởi điểm là 3.9 nghìn tỷ trong khi giá khởi điểm của khối tần số C2 chỉ dừng lại ở mức 1.95 nghìn tỷ.
Băng tần B1 có lợi về độ phủ sóng và khả năng truyền xa
Trong buổi đấu giá ngày 08/03, các doanh nghiệp đã trải qua 24 vòng trả giá để giành quyền sở hữu khối B1 của băng tần 5G. So với hai băng tần C2 và C3, khối B1 không chỉ cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G mà còn có diện tích phủ sóng lớn hơn 1.6 - 1.7 lần. Điều này đồng nghĩa với việc, số lượng trạm BTS cần dùng trong cùng một diện tích của B1 sẽ thấp hơn đáng kể so với hai băng tần còn lại. Nhờ vậy, nhà mạng có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho việc triển khai các trạm thu phát sóng lâu dài.
Băng tần B1 tiết kiệm tối đa chi phí triển khai trạm thu phát sóng
Không chỉ vậy, băng tần khối B1 còn tạo điều kiện để nhà mạng có thể linh hoạt chuyển từ 4G lên 5G theo từng khu vực. Việc khai thác băng tần này sẽ đem đến lợi thế tốt hơn cho Viettel khi nhu cầu về dịch vụ 4G vẫn còn rất cao trong tương lai gần. Còn với người dùng, họ sẽ được hưởng lợi ngay khi tần số được đưa vào sử dụng.
Bên cạnh Viettel, VNPT đã trở thành nhà mạng thứ hai đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 5G tại Việt Nam sau 17 vòng đấu. Nếu khối B1 gây chú ý nhờ độ phủ sóng rộng thì băng tần C2 (3700-3800MHz) lại sở hữu lợi thế về tốc độ truyền tải và độ trễ thấp. Ngoài việc khai thác kết hợp giữa băng tần B2 và dải băng tần 1800MHz, VNPT có thể triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với MobiFone - nhà mạng trúng băng tần C3 (3800-3900MHz). Việc chia sẻ hạ tầng không chỉ tăng hiệu quả triển khai 5G mà còn tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng.
VNPT là nhà mạng thứ 2 đấu giá thành công băng tần 5G tại Việt Nam
Sau Viettel và VNPT, quyền sử dụng băng tần 5G tiếp theo đã gọi tên Tổng công ty Viễn thông MobiFone sau cuộc đấu giá diễn ra vào chiều ngày 09/07/2024. Tương tự VNPT, MobiFone có thể thực hiện mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng khác để tối ưu hóa nguồn lực. Không chỉ vậy, Nhà mạng còn dự kiến tập trung tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, điểm du lịch, khu vực sân bay, khu công nghiệp,...
MobiFone có thể thực hiện mô hình chia sẻ hạ tầng với nhà mạng khác
Theo quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đạt tốc độ tải xuống trung bình mạng 5G tối thiểu 100Mbps đến năm 2025 và 5G phủ sóng 99% dân số đến năm 2030. Theo thống kê, Việt Nam không chỉ phát triển thành công thiết bị viễn thông 5G mà còn triển khai thử nghiệm trên mạng lưới diện rộng 300 trạm tính đến năm 2023.
Nhà mạng Việt đấu giá thành công băng tần 5G đem đến trải nghiệm kết nối mạng di động với tốc độ nhanh chóng và mượt mà chưa từng có. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác về thị trường di động hiện nay, đừng quên ghé thăm chuyên mục kinh nghiệm mua sắm của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn thường xuyên hơn nhé!
Bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại hỗ trợ 5G để nâng cấp trải nghiệm thì đừng ngần ngại đến với Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn. Ngoài mức giá rẻ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường, khách hàng sẽ nhận được đa dạng tiện ích mua sắm như trả góp 0% lãi suất, bảo hành chính hãng, hoàn tiền nếu siêu thị khác rẻ hơn,...
Còn chần chờ gì nữa mà không chốt đơn chiếc điện thoại yêu thích tại chi nhánh Điện Máy Chợ Lớn gần nhất hoặc đặt hàng online qua website dienmaycholon.com ngay hôm nay!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.