Từ ngày 1/4/2025, Shopee chính thức điều chỉnh phí sàn khiến nhiều nhà bán hàng lo lắng về mức lợi nhuận và chiến lược kinh doanh trên nền tảng này. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vận hành mà còn đặt ra bài toán tối ưu doanh thu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Vậy mức phí sàn Shopee 2025 có gì thay đổi? Người bán cần làm gì để thích ứng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Phí sàn Shopee 2025
Từ ngày 1/4/2025, Shopee sẽ điều chỉnh chính sách phí đối với người bán không thuộc Shopee Mall. Cụ thể mức tăng phí như sau:
Phí sàn Shopee từ 1/4/2025
Bên cạnh chính sách tăng phí sàn thì Shopee còn loại bỏ chương trình Freeship Xtra và yêu cầu người bán tự chịu phí hoàn hàng. Trước đây, Freeship Xtra giúp nhà bán hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn dù mất phí 6%. Nay Shopee thay thế bằng mã miễn phí vận chuyển chung với số lượng hạn chế, phần nào gây thêm khó khăn cho người bán.
Bên cạnh chính sách tăng phí sàn, Shopee cũng loại bỏ chương trình Freeship Xtra
Những thay đổi này đồng nghĩa với việc các nhà bán hàng trên Shopee sẽ phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn và ít lựa chọn tối ưu hóa chi phí. Điều này tạo nên thách thức lớn trong việc duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Trong một nhóm chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Shopee với hơn 500.000 thành viên, nhiều người bày tỏ sự lo lắng, một số chia sẻ đáng chú ý như:
Nhiều người bán khác còn cân nhắc rời khỏi Shopee, chuyển sang kinh doanh trên Facebook. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ dàng bởi nếu không đầu tư mạnh vào quảng cáo thì khó có doanh thu.
Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nhiều kênh thương mại điện tử khác, đặc biệt là TikTok Shop và Lazada. Một số lý do khiến Shopee tăng phí có thể kể đến như:
Shopee hy vọng có thể giúp người bán phát triển bền vững và tối ưu hiệu quả kinh doanh
Việc Shopee điều chỉnh phí sàn từ 1/4/2025 đặt ra không ít thách thức cho nhà bán hàng. Tuy nhiên, vẫn có những chiến lược giúp họ tối ưu chi phí và duy trì lợi nhuận trong bối cảnh mới, cụ thể như sau:
Nếu đủ điều kiện, việc trở thành shop chính hãng trên Shopee Mall sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm phí sàn, được ưu tiên hiển thị sản phẩm và hỗ trợ phí vận chuyển. Để đạt được điều này, nhà bán hàng cần:
Việc thích nghi với chính sách mới của Shopee là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu có chiến lược phù hợp, nhà bán hàng hoàn toàn có thể duy trì lợi nhuận và tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện tử này.
Trở thành shop chính hãng trên Shopee Mall sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm phí sàn
Nếu không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Shopee, nhà bán hàng có thể mở rộng sang các nền tảng khác như TikTok Shop, Facebook, Zalo hoặc xây dựng website riêng để tạo kênh bán hàng đa dạng. Điều này không chỉ giúp giảm rủi ro mà còn hỗ trợ xây dựng tệp khách hàng trung thành, từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh lâu dài.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ quản lý bán hàng đa kênh cũng sẽ giúp đồng bộ dữ liệu về đơn hàng, khách hàng và kho hàng, giảm thiểu sai sót khi vận hành trên nhiều nền tảng khác nhau.
Việc điều chỉnh phí sàn Shopee từ 1/4/2025 đã nhận về nhiều phản ứng từ phía người bán. Dù đây là bước đi nhằm tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của Shopee nhưng nó cũng đặt ra thách thức lớn cho các nhà bán hàng, đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ. Trước những thay đổi này, người bán cần chủ động tìm hướng đi mới, tối ưu chi phí vận hành và tận dụng các nền tảng khác để giảm sự phụ thuộc vào Shopee. Điều quan trọng nhất là cập nhật nhanh chóng các chính sách mới và tìm ra giải pháp thích nghi, giúp duy trì sự ổn định trong kinh doanh.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm điện thoại Xiaomi với mức giá khuyến mãi hấp dẫn và nhiều phần quà tặng giá trị tại chuỗi hệ thống Siêu thị Điện Máy Nội Thất Chợ Lớn trên toàn quốc.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.