Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một khoản tiền mà người lao động có nghĩa vụ nộp lại cho Nhà nước, tiền này được trích từ chính thu nhập của họ. Vậy khi nào thì bạn phải đóng thuế TNCN và cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Nhà nước có quy định về việc đóng thuế TNCN dựa trên mức lương và số lượng người phụ thuộc đối với mỗi người lao động. Mỗi cá nhân sẽ phải đóng thuế theo quy định khi tiền công (tiền lương) trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và không có người phụ thuộc. Đối với các cá nhân có người phụ thuộc thì được giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Mức lương cần phải đóng thuế TNCN
Lưu ý, mức thu nhập 11 triệu đồng/tháng theo quy định trên là phần thu nhập từ tiền lương, tiền công còn lại sau khi đã trừ các khoản sau:
Bạn có thể tham khảo thêm bảng sau để có cái nhìn tổng quan hơn về mức lương phải đóng thuế TNCN tương ứng với số lượng người phụ thuộc:
SỐ LƯỢNG NGƯỜI PHỤ THUỘC | MỨC LƯƠNG CHỊU THUẾ TNCN |
---|---|
0 | >= 11 triệu đồng/tháng |
1 | >=15,4 triệu đồng/tháng |
2 | >=19,8 triệu đồng/tháng |
3 | >=24,2 triệu đồng/ tháng |
4 | >=28,6 triệu đồng/ tháng |
5 | >=33 triệu đồng/ tháng |
N | >=11 triệu đồng + (n*4,4 triệu đồng) |
Trước khi tìm hiểu kỹ càng hơn về công thức trong cách tính thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài chỉ số liên quan như sau:
Thu nhập chịu thuế là tổng tất cả các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, kể cả các khoản thu nhập có tính chất tương tự như tiền công, tiền lương và không bao gồm những khoản sau:
Để tìm hiểu rõ hơn về các khoản thu nhập phải chịu thuế, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thu nhập tính thuế là thu nhập phải chịu thuế (như mục phía trên) nhưng đã trừ đi các khoản giảm trừ thuế TNCN được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Theo đó, những khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
Thu nhập tính thuế là thu nhập phải chịu thuế nhưng đã trừ đi các khoản giảm trừ
Lưu ý: Để được tính phần giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải đăng ký và đã được cấp mã số thuế, đồng thời đã nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Bổ sung bởi Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN bao gồm:
Việc xác nhận mức đóng thuế thu nhập cá nhân được chia làm 2 dạng là biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần:
BẬC THUẾ | THU NHẬP TÍNH THUẾ/NĂM (TRIỆU ĐỒNG) | THU NHẬP TÍNH THUẾ/THÁNG (TRIỆU ĐỒNG) | MỨC THUẾ (%) |
---|---|---|---|
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
NGUỒN THU NHẬP TÍNH THUẾ | MỨC THUẾ (%) |
---|---|
Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này | 20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này | 0.1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng có phân biệt theo từng đối tượng người chịu thuế, cụ thể như sau:
Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 03 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương như sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập cá nhân (tiền lương, tiền công + các khoản phụ cấp nếu có).
Bước 2: Tính những khoản được miễn thuế (gồm khoản tiền lương tăng ca ngoài giờ, làm việc ban đêm có mức lương cao hơn giờ hành chính; thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc làm việc tại hãng tàu nước ngoài).
Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế theo công thức: Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ (gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ bảo hiểm, những khoản đóng tiền tự nguyện đã nhắc đến tại phần 2.2 trong bài viết).
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức: Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ.
Bước 6: Xác định thuế suất cần đóng bằng cách tham khảo bảng biểu thuế lũy tiến từng phần (mục 2.4 trong bài viết này).
Bước 7: Sau khi bạn đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, bạn áp dụng công thức sau để tính số tiền thuế thu nhập cá nhân cần phải đóng: Thuế TNCN cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
⇒ Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp 2 là: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả.
Theo quy định của pháp luật, cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 thì sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú là: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế.
Trong đó: Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các chỉ số liên quan đến cách tính thuế thu nhập cá nhân và đặc biệt là đã có thể tự tính mức thuế TNCN mà bản thân phải đóng. Nếu có thông tin muốn góp ý để bài viết thêm hoàn thiện, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.