Bát Chánh đạo - Con đường đưa chúng sanh đến đời sống an lạc
30Tác giả: Kỳ Duyên13808
Trong bài pháp Tứ đế, Đức Phật đã chỉ ra Bát Chánh đạo cho những người đệ tử đầu tiên của mình. Vậy cụ thể Bát Chánh đạo là gì? Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau nhé!
Bát Chánh đạo là gì và 8 chi trong Bát Chánh đạo
1. Bát Chánh đạo là gì?
Bát Chánh đạo là con đường chân chánh giúp cho chúng sanh hướng đến đời sống cao thượng, an lạc, từ đó tiến tới địa vị giác ngộ. Nhiều bậc Hiền, Thánh cũng đã nương theo Bát Chánh đạo này để đi đến Niết Bàn (Trạng thái đã diệt được tham ái, sân hận và si mê để trở về với sự bình yên tuyệt đối).
Bát Chánh đạo là con đường hướng chúng sanh đến cuộc sống an lạc
2. Nội dung của Bát Chánh đạo
Trong Bát Chánh đạo sẽ có 8 chi và bạn nên nắm rõ những nội dung này để thực hành cho đúng.
2.1. Chánh Kiến
Chánh Kiến có nghĩa là sự nhận biết những điều đúng đắn, sáng suốt trên căn bản của trí tuệ. Những hiểu biết chân chánh có thể là:
Hiểu rõ mọi sự vật hiện hữu trên thế gian đều do nhân duyên sanh và luôn biến diệt.
Hiểu rõ về nhân - quả - nghiệp - báo để hành động sao cho đúng.
Nhận thức được giá trị của bản thân và mọi vật xung quanh.
Nhận thức được sự vô thường, vô ngã của vạn pháp.
2.2. Chánh Tư Duy
Chánh Tư Duy là những suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải, có lợi cho cả bản thân và cho người. Khi bạn có suy nghĩ trong sạch, đúng đắn sẽ đưa tâm hồn đến những nơi thanh cao. Ngược lại, khi tư tưởng thấp hèn, trăm mưu ngàn kế hại người sẽ đưa tâm hồn bạn đến những nơi bần tiện.
2.3. Chánh Ngữ
Chánh Ngữ là những lời nói chân thật, hòa nhã và hợp lý. Đây chính là những lời nói không gây tổn hại đến đời sống cũng như là danh dự của người khác.
Chánh Ngữ là lời nói chân thành, hòa nhã
2.4. Chánh Nghiệp
Từ “Nghiệp” được dịch ra có nghĩa là hành động tác ý. Như vậy, Chánh Nghiệp có nghĩa là những hành động tạo tác trong đời sống phải sáng suốt. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Chánh Nghiệp là những hành động theo lẽ phải, tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài, biết hy sinh chính đáng để đem lại lợi lạc cho quần sanh.
Chánh Nghiệp thể hiện qua sự tôn trọng mọi người
2.5. Chánh Mạng
Chánh Mạng có nghĩa là một đời sống chân chánh, lương thiện, không bóc lột hay xâm hại đến lợi ích của người khác. Đây còn là cuộc sống thanh cao, đúng chánh phát và không sa vào việc mê tín.
2.6. Chánh Tinh Tấn
Chánh Tinh Tấn là sự siêng năng, cố gắng chân chánh để hướng đến lý tưởng mà Phật đã dạy bảo. Chánh Tinh Tấn cũng là những sự cố gắng rời xa các việc tà ác, cố gắng làm những việc tốt, phát triển bản thân qua từng ngày.
Chánh Tinh Tấn là cố gắng làm những điều tốt, hoàn thiện bản thân mỗi ngày
2.7. Chánh Niệm
“Niệm” có nghĩa là sự nhớ nghĩ, ghi nhớ, như vậy Chánh Niệm là những nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm còn được chia thành 2 phần:
Ức niệm: Nhớ nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ, những điều đã trải qua.
Quán niệm: Nghĩ về cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
Chánh Niệm có nghĩa là bạn phải tập trung vào hiện tại, biết bản thân đang làm gì và không quá hoảng loạn với những việc đang xảy ra. Bạn có thể nhớ đến những lỗi lầm khi xưa để tránh phạm phải ở hiện tại và tương lai.
Chánh Định là sự tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Điều này có nghĩa là bạn phải tập trung tư tưởng vào một điều đúng đắn, đúng chân lý, không lan man để đi đến sự giải thoát.
3. Công năng và những lợi ích của việc tu tập Bát Chánh đạo
3.1. Về công năng
Cải thiện bản thân: Người rèn luyện Bát Chánh đạo sẽ dần đào thải được những hành vi bất chính, tự tạo cho chính mình đời sống chân chánh, hướng đến chân - thiện - mỹ.
Cải tạo hoàn cảnh: Thế giới ngoài kia được hình thành nên từ tâm niệm, chính là kết quả của hành vi. Vì thế càng có nhiều người thực hành theo Bát Chánh đạo thì thế giới sẽ càng trở nên hoàn mỹ.
Làm căn bản cho chánh giác: Bát Chánh đạo chính là nền tảng vững chắc đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.
3.2. Về lợi ích
Việc thực hành theo Bát Chánh đạo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn và những người xung quanh:
Bạn sẽ có được những kiến thức, tư duy chân chánh để không rơi vào sự lôi kéo, mê hoặc của những cái xấu.
Thực hành tu tập Bát Chánh đạo giúp bạn tránh xa những thói hư tật xấu
Việc suy nghĩ chân chánh sẽ giúp bạn tránh xa những lỗi lầm đen tối từng mắc phải.
Lời nói và hành động chân chánh sẽ vừa mang đến lợi ích cho bản thân bạn, vừa tránh được việc tổn thương đến người khác.
Đời sống chân chánh giúp bạn có thêm nhiều người yêu quý, mến mộ và kính trọng hơn.
Việc nhớ nghĩ chân chánh sẽ giúp bạn giải tỏa đi những điều tiếc nuối trong quá khứ và sự lo lắng thái quá cho tương lai.
Siêng năng và thiền định chân chánh sẽ mang đến nhiều kết quả tốt đẹp cho bạn.
Bát Chánh đạo được xem là một phương pháp tu phổ biến, có thể áp dụng tại gia lẫn xuất gia, trong mọi hoàn cảnh. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ về 8 chi của Bát Chánh đạo để từ đó có thể thực hành theo và có được cuộc sống an yên hơn về sau.
Săn deal hấp dẫn ngay tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn
Hiện tại, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn đang diễn ra chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn, áp dụng cho rất nhiều mặt hàng như: Tủ lạnh, máy giặt, tivi, gia dụng, nội thất,... Tất cả sản phẩm đều đến từ các thương hiệu uy tín, nổi tiếng nên chất lượng luôn được đảm bảo. Hãy tranh thủ ghé qua chi nhánh gần nhất hoặc liên hệ hotline của Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để chốt ngay những sản phẩm ưng ý với mức giá siêu hời bạn nhé!