So sánh eSIM và SIM vật lý, ưu nhược điểm của từng loại SIM
730Tác giả: Ái Trinh13380
Công nghệ eSIM (Embedded SIM) đang dần trở nên phổ biến và thay thế dần SIM vật lý trong nhiều thiết bị. Vậy eSIM và SIM vật lý có gì khác biệt? Những ưu nhược điểm của từng loại ra sao? Hãy cùng so sánh eSIM và SIM vật lý để quyết định loại SIM nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn hơn nhé!
So sánh eSIM và SIM vật lý
1. eSIM là gì? SIM vật lý là gì?
SIM vật lý (Subscriber Identity Module) là một thẻ nhựa nhỏ chứa bộ vi xử lý, có khả năng liên kết điện thoại với tài khoản nhà mạng. SIM vật lý được lắp trực tiếp vào điện thoại và có thể thay thế khi người dùng chuyển đổi giữa các thiết bị.
SIM vật lý là thẻ nhựa nhỏ chứa bộ vi xử lý
Trong khi đó, eSIM (Embedded SIM) là SIM kỹ thuật số được tích hợp sẵn vào thiết bị và có thể lập trình từ xa. Người dùng có thể kích hoạt eSIM mà không cần lắp SIM vật lý nên loại SIM này mang đến sự tiện lợi và linh hoạt cao hơn cho người dùng.
eSIM là loại SIM kỹ thuật số hiện đại
2. So sánh eSIM và SIM vật lý
Sau đây là một số so sánh về điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại SIM này để bạn dễ dàng phân biệt hơn:
Điểm tương đồng
Cả eSIM và SIM vật lý đều có vai trò quan trọng trong việc liên kết thiết bị (như smartphone, tablet,...) với tài khoản nhà mạng. Một số điểm tương đồng cụ thể giữa chúng là:
Xác thực thiết bị với nhà mạng: Cả hai loại SIM đều cho phép thiết bị kết nối với gói cước đã chọn của người dùng.
Lưu trữ thông tin tài khoản: Thông tin người dùng sẽ được lưu trên cả hai loại SIM.
Dịch vụ gọi, nhắn tin và truy cập internet: SIM vật lý và eSIM đều cung cấp khả năng liên lạc và truy cập internet giống nhau.
Quy chuẩn chung: Cả hai loại đều tuân theo tiêu chuẩn ISO/IEC 7816 và sử dụng giao diện điện tử tương tự.
eSIM và SIM vật lý có nhiều điểm tương đồng
Điểm khác biệt
Mặc dù có cùng chức năng cơ bản nhưng eSIM và SIM vật lý vẫn khác nhau ở nhiều mặt, cụ thể như sau:
Ngoại hình: SIM vật lý là miếng nhựa nhỏ có thể lắp và tháo khỏi thiết bị, trong khi đó eSIM là con chip nhỏ tích hợp sẵn trong thiết bị.
Cách cài đặt: Người dùng cần thao tác thủ công để lắp SIM vật lý vào khe SIM, còn eSIM đã được tích hợp sẵn và người dùng chỉ cần kích hoạt qua phần mềm.
Thay đổi nhà mạng: Người dùng cần phải mua SIM vật lý mới khi muốn đổi nhà mạng, còn eSIM có thể chuyển đổi linh hoạt các nhà mạng thông qua cài đặt mà không cần mua SIM mới.
SIM vật lý truyền thống được người dùng sử dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị thông minh nhờ sở hữu những ưu điểm như:
Khả năng tương thích rộng: Hầu hết các thiết bị di động hiện nay (kể cả những mẫu điện thoại cũ có sử dụng bàn phím bấm) đều hỗ trợ khe cắm SIM vật lý.
Thiết lập dễ dàng: Bạn chỉ cần lắp SIM vào là có thể sử dụng ngay mà không cần qua các bước cài đặt phức tạp.
Thao tác tháo lắp đơn giản: Người dùng chỉ cần tháo SIM và lắp vào thiết bị mới khi cần chuyển đổi điện thoại là các dữ liệu trong SIM sẽ được chuyển đổi theo.
Không phụ thuộc vào nhà sản xuất: Tính năng của SIM không bị hạn chế nhiều bởi chính sách của nhà sản xuất thiết bị so với eSIM.
Chỉ cần lắp SIM vật lý là người dùng dễ dàng sử dụng ngay
Nhược điểm
So với eSIM thì SIM vật lý có một số điểm chưa tiện lợi như sau:
Hạn chế nhà mạng: Mỗi SIM vật lý chỉ hỗ trợ một nhà mạng tại một thời điểm. Nếu người dùng muốn thay đổi nhà mạng thì phải mua SIM mới.
Rủi ro mất hoặc hỏng SIM: SIM vật lý dễ bị mất hoặc hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
Tốn không gian trong thiết bị: Các thiết bị nhỏ gọn như đồng hồ thông minh thường khó tích hợp thêm khe cắm SIM vì sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và kích thước của thiết bị.
Ưu nhược điểm của eSIM
Ưu điểm
eSIM là loại SIM kỹ thuật số hiện đại và có nhiều ưu điểm như sau:
Sử dụng tiện lợi và linh hoạt: Người dùng có thể kích hoạt eSIM dễ dàng qua cài đặt mà không cần đến cửa hàng mua SIM mới.
Dễ dàng chuyển đổi giữa các nhà mạng: Người dùng có thể đổi nhà mạng trực tiếp trên thiết bị mà không cần đổi SIM.
Hỗ trợ nhiều gói cước cùng lúc: eSIM cho phép lưu nhiều gói cước, phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng hai số điện thoại (cá nhân và công việc) hoặc đi du lịch quốc tế.
Tăng cường bảo mật: eSIM khó bị mất trộm hơn SIM vật lý và giảm nguy cơ gian lận do hoán đổi SIM.
eSIM khó bị mất trộm do tích hợp bên trong smartphone
Nhược điểm
Tuy có nhiều điểm tiện ích nhưng eSIM vẫn còn một số điểm được đánh giá là chưa bằng loại SIM vật lý truyền thống, cụ thể như sau:
Hạn chế về thiết bị: Không phải thiết bị nào hiện nay cũng hỗ trợ eSIM, đặc biệt là các mẫu điện thoại di động đời cũ.
Thiết lập ban đầu khá phức tạp: Với những người không quen thuộc việc sử dụng các thiết bị di động thì việc kích hoạt eSIM qua cài đặt có thể sẽ là một quá trình khó khăn.
Giới hạn mạng cục bộ: Một số nhà mạng vẫn chưa hỗ trợ eSIM hoặc có sự khác biệt về phạm vi phủ sóng so với SIM vật lý.
Phụ thuộc vào chính sách nhà sản xuất: Các nhà sản xuất có thể hạn chế việc chuyển đổi nhà mạng hoặc các tính năng khác đối với eSIM.
Cả eSIM và SIM vật lý đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu bạn yêu thích sự tiện lợi và linh hoạt khi sử dụng thì có thể sử dụng eSIM, còn nếu bạn ưu tiên khả năng tương thích rộng, dễ tháo lắp và sử dụng thì SIM vật lý sẽ là giải pháp phù hợp.
Hy vọng qua những thông tin so sánh eSIM và SIM vật lý mà Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến trong bài viết, bạn sẽ lựa chọn được loại SIM phù hợp với thiết bị và nhu cầu sử dụng của bản thân.
Săn deal giá tốt, chốt liền phone “ngon” tại Điện Máy Chợ Lớn!
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là đơn vị uy tín cung cấp các dòng điện thoại di động chính hãng, chất lượng cao và được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Khi lên đời smartphone tại đây, người dùng sẽ được hưởng đa dạng tiện ích mua sắm như giao hàng miễn phí tận nơi, bảo hành chính hãng, đổi trả trong vòng 35 ngày,...
Đặc biệt, Điện Máy Chợ Lớn hỗ trợ chính sách mua trả chậm nhằm đem đến trải nghiệm mua sắm tiết kiệm cho khách hàng. Hãy ghé ngay chi nhánh gần nhất hoặc đặt hàng online chiếc điện thoại yêu thích qua website dienmaycholon.com ngay hôm nay bạn nhé!