Máy lọc không khí hoạt động cả ngày nhưng không đạt hiệu quả mà lại tốn điện năng có thể do người dùng đã bỏ qua những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy lọc không khí. Để tránh phạm những sai lầm này và sử dụng máy lọc không khí hiệu quả hơn, mời bạn đọc cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tham khảo bài viết dưới đây!
Sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy lọc không khí bạn nên tránh
Sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy lọc không khí phải kể đến đầu tiên chính là vị trí đặt máy không phù hợp.
Nhiều người dùng đặt máy lọc không khí ở nơi như: ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nơi chật hẹp (góc tường, gầm bàn), đặt sát tường, nơi có nhiệt độ cao (gần bếp), gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Đây là những nơi không nên đặt máy lọc không khí vì khiến máy nhanh hư và hoạt động kém hiệu quả.
Nếu đang đặt máy lọc không khí ở những vị trí trên, người dùng nên di chuyển máy sang nơi khác để giúp thiết bị hoạt động hiệu quả và duy trì tuổi thọ lâu hơn.
Không nên đặt máy lọc không khí sát tường
Dưới đây là một số vị trí thích hợp đặt máy lọc không khí:
- Đặt máy lọc không khí ở vị trí bằng phẳng, cách tường ít nhất 20cm, cách trần ít nhất 50cm, cách các vật chắn 30cm. Ở khoảng cách này, quá trình hút và lọc không khí diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Đặt máy lọc không khí ở nơi hay có khói thuốc, mùi hôi từ thú cưng hoặc nơi có nhiều người ra vào,...
- Đặt máy ở không gian bạn thường xuyên sử dụng, điều này giúp bạn luôn được hít thở không khí trong lành và cảm thấy thoải mái.
- Đặt thiết bị trong phòng ngủ để có giấc ngủ ngon, giúp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.
Việc không đóng cửa khi sử dụng máy lọc không khí có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch không khí và gây ra một số vấn đề như:
- Không khí luôn ô nhiễm: Sử dụng máy lọc không khí nhưng cửa sổ hoặc cửa ra vào luôn mở sẽ làm bụi bẩn và vi khuẩn từ bên ngoài liên tục xâm nhập vào trong nhà, làm không khí luôn bị ô nhiễm.
- Máy hoạt động quá tải: Nếu không đóng cửa và để máy lọc không khí hoạt động trong môi trường có lượng khí ô nhiễm lớn, máy sẽ phải liên tục đẩy công suất hoạt động lên mức cao trong thời gian dài, từ đó thiết bị sẽ bị quá tải và nhanh bị hỏng hơn.
- Tốn hao nhiều điện năng: Việc hoạt động ở mức công suất cao liên tục sẽ khiến máy lọc không khí tiêu hao nhiều điện năng hơn và kết quả là cuối tháng bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí tiền điện phát sinh.
Không nên mở cửa khi bật máy lọc không khí
Để tránh những vấn đề trên, người dùng nên lưu ý đóng cửa sổ, cửa ra vào khi bật máy lọc không khí để đảm bảo máy làm sạch hiệu quả hơn, hoạt động bền bỉ hơn và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
>>Xem thêm: Dùng máy lọc không khí có cần đóng cửa không?
Chọn chế độ lọc không khí không phù hợp cũng là sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy lọc không khí của nhiều người. Sai lầm này sẽ khiến thiết bị hoạt động trong thời gian dài nhưng không đem lại hiệu quả làm sạch cao và tiêu hao nhiều năng lượng.
Dưới đây là một số ví dụ về việc chọn chế độ lọc không phù hợp:
- Chọn chế độ hút mạnh (Turbo): Nhiều người dùng có thói quen bật chế độ hút Turbo trong thời gian dài để không khí nhanh sạch hơn nhưng đây là sai lầm khi dùng máy lọc không khí. Sự thật là bạn chỉ cần chọn chế độ Turbo khi mức ô nhiễm đang cao hoặc có mùi hóa chất độc hại, cần lọc nhanh chóng và chỉ sử dụng cho đến khi chỉ số ô nhiễm về mức an toàn. Hoặc bạn có thể sử dụng chế độ Auto (lọc tự động), máy sẽ tự động điều chỉnh công suất hút dựa trên chất lượng không khí hiện tại, giúp làm sạch không khí hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Nên chọn chế độ lọc phù hợp
- Để chế độ ion âm hoạt động liên tục: Chế độ ion âm giúp giảm vi khuẩn, virus gây bệnh, lọc sạch không khí, giảm tác nhân gây dị ứng, cân bằng điện tích,... Tuy nhiên, việc bật chế độ ion âm liên tục suốt cả ngày sẽ khiến không khí toàn điện tích âm và có mùi vô trùng giống bệnh viện. Điều này sẽ khiến không gian mất đi sự trong lành và gây khó chịu đối với người nhạy cảm về mùi hương.
- Bật chế độ lọc vi khuẩn, nấm mốc sai thời điểm: Những chế độ lọc vi khuẩn, nấm mốc thường chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Bật chế độ này sai thời điểm sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Lúc mua máy lọc không khí, người dùng nên nhờ tư vấn thông tin này để được nhân viên bán hàng hỗ trợ hoặc tìm hiểu kỹ trên hướng dẫn sử dụng hoặc thông số kỹ thuật để dùng chế độ lọc vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả.
Để sử dụng máy lọc không khí hiệu quả, người dùng nên chọn chế độ lọc phù hợp với tình trạng không khí hiện tại, tận dụng chức năng đảo chiều, hẹn giờ để thiết bị hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn.
Máy lọc không khí được thiết kế để hoạt động ở một vị trí cố định để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Di chuyển máy trong khi đang hoạt động là một trong những sai lầm khi dùng máy lọc không khí khiến thiết bị có thể bị hư hại và giảm hiệu suất làm sạch của máy.
Không nên di chuyển máy khi đang hoạt động
Ngoài ra, việc di chuyển khi máy đang hoạt động còn gây nguy hiểm, chập điện (đối với dòng máy lọc không khí tạo ẩm có bình chứa nước) và có thể gây hỏng hóc các bộ phận bên trong. Nếu muốn di chuyển máy lọc không khí đến vị trí khác, người dùng nên tuân thủ quy trình sau:
Đối với dòng máy lọc không khí thông thường: Tắt nguồn máy, ngắt kết nối với ổ điện, đổ hết nước trong bình chứa (nếu có), sau đó mới di chuyển máy.
Đối với dòng máy có bánh xe lăn phía dưới, bạn có thể không cần đổ nước trong bình chứa nhưng cần đảm bảo nước trong bình không quá mức quy định, sau đó nhẹ nhàng đẩy máy lọc không khí sang nơi khác.
>>Xem thêm: Có nên bật máy lọc không khí cả ngày hay không?
Không vệ sinh thiết bị và thay lõi lọc không khí định kỳ cũng là sai lầm khi dùng máy lọc không khí mà nhiều người mắc phải. Nếu không vệ sinh thiết bị và thay lõi lọc, máy lọc không khí có thể phát tán lại các hạt bụi, vi khuẩn và ô nhiễm mà nó đã thu thập từ trước đó, gây nguy cơ tái ô nhiễm không khí.
Lõi lọc là thành phần chính của máy lọc không khí, giúp loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp. Lõi lọc không khí sau một thời gian sử dụng sẽ bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, vi khuẩn và các hạt ô nhiễm khác. Nếu không thay lõi lọc định kỳ, hiệu suất làm sạch không khí của máy sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, khi lõi lọc bị tắc nghẽn, máy lọc không khí cần phải làm việc với công suất cao hơn để đảm bảo luồng không khí qua lõi lọc. Điều này dẫn đến tiêu thụ năng lượng tăng lên.
Nên vệ sinh máy lọc không khí và thay lõi lọc định kỳ
Vì vậy, người dùng nên nhớ vệ sinh máy lọc không khí và lõi lọc không khí định kỳ để nâng cao hiệu suất làm sạch, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp và duy trì tuổi thọ cho thiết bị.
Tốc độ lọc (lưu lượng gió) của máy lọc không khí cần phải phù hợp với diện tích của phòng để đảm bảo rằng máy có thể hiệu quả làm sạch không khí trong không gian đó.
Nếu tốc độ lọc quá thấp, diện tích phòng lớn khiến máy phải làm việc trong thời gian dài hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn hoặc làm sạch không hiệu quả.
Nếu tốc độ lọc quá cao, diện tích phòng nhỏ có thể làm cho máy hoạt động ồn ào và tiêu thụ năng lượng lớn hơn mức cần thiết.
Chọn lưu lượng gió phù hợp với diện tích phòng
Để đảm bảo không mắc sai lầm khi dùng máy lọc không khí, người dùng nên tìm hiểu tốc độ lọc (lưu lượng gió) của thiết bị để phù hợp với không gian bạn muốn sử dụng.
Dưới đây là gợi ý tốc độ lọc (lưu lượng gió) cho từng diện tích phòng khác nhau, các gợi ý này có thể khác đi tùy theo mức độ ô nhiễm của môi trường cũng như các yếu tố khác:
Diện tích phòng | Lưu lượng gió |
Dưới 15m² | 160m³/h |
Từ 15 - 20m² | 180m³/h |
Từ 20 - 30m² | 240m³/h |
Từ 30 - 40m² | 360m³/h |
Trên 40m² | 510m³/h |
>>Xem thêm: Top 4 máy lọc không khí cho văn phòng thoáng mái
Trên đây là những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy lọc không khí bạn nên tránh. Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu nội dung trong bài viết này, người dùng sẽ có hướng sử dụng máy lọc không khí đúng cách và hiệu quả hơn.
Tham khảo một số mẫu máy lọc không khí tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn:
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.