Nguyên nhân và cách khắc phục amply bị nhảy role
6,262Tác giả: Ái Trinh6992
Role trong amply là gì? Tại sao amply bị nhảy role, không đóng role và hướng xử lý như thế nào cho an toàn, hiệu quả? Cùng đọc tiếp bài viết của Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn để tìm câu trả lời cho những vấn đề trên nhé!
Cách xử lý khi amply bị nhảy role
1. Role là gì? Vai trò của role trong amply
Role (còn gọi là rơ le) là một bộ phận quan trọng được lắp đặt trong các sản phẩm amply. Role làm nhiệm vụ điều khiển các đường truyền của dòng điện. Khi amply hoạt động, role cần đóng lại thì dòng điện mới có thể truyền qua và đi đến các mạch điện bên trong giúp thiết bị khuếch đại âm thanh.
Role trong amply
Nhìn chung, role có vai trò quan trọng quyết định amply có hoạt động sau khi được kết nối với nguồn điện hay không. Role không đóng lại là một trong những nguyên nhân khiến amply không làm việc dù đã được khởi động.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục amply bị nhảy role
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến amply không đóng role hoặc amply bị nhảy role và cách khắc phục. Đọc tiếp bài viết để bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích này nhé.
Nguyên nhân 1: Do điện áp cung cấp không ổn định
Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến role trong amply không đóng được hoặc bị nhảy là do nguồn điện cung cấp cho thiết bị không ổn định. Điện áp lúc mạnh lúc yếu cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của amply trong thời gian dài.
Do nguồn điện đưa vào amply không ổn định
>>> Cách khắc phục: Nếu nguồn điện bị chập chờn do những nguyên nhân vì thời tiết thì chúng ta chỉ cần đợi điện áp của toàn hệ thống ổn định là được. Nhưng nếu chỉ có điện áp cung cấp cho amply không ổn định thì bạn nên kiểm tra lại dây dẫn, ổ cắm,... xem có bị hư hỏng hay lỏng lẻo không. Bạn cũng có thể thay đổi ổ cắm để xem nguồn điện từ các vị trí khác có giúp amply hoạt động ổn định hơn không.
Nguyên nhân 2: Do bo mạch công suất xảy ra lỗi
Nếu tầng công suất DC của amply lệch so với bình thường thì có thể khiến cho amply bị nhảy role liên tục hoặc role không đóng vào. Bộ công suất có vai trò vô cùng quan trọng trong một chiếc amply. Vì vậy, khi tầng công suất gặp sự cố thì không chỉ role mà có thể khiến cho nhiều bộ phận khác trong amply bị ảnh hưởng.
Linh kiện bên trong amply bị lỗi
>>> Cách khắc phục: Sử dụng đồng hồ điện tử độ nhạy cao kiểm tra tầng bo mạch công suất trên amply. Nếu bo mạch công suất có sự chênh lệch từ 1V đến 2V, chúng ta có thể tự điều chỉnh chiết áp DC để xử lý tình trạng này. Nếu bo mạch công suất lệch hơn 2V, chúng ta nên mang amply đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm và không hiểu rõ về các bộ phận trong amply thì nên mang amply đến trung tâm bảo hành ngay từ khi phát hiện sự cố, không nên tự sửa chữa tại nhà.
Nguyên nhân 3: Do amply quá tải khi làm việc
Nhiều người dùng có nhu cầu sử dụng amply trong thời gian dài khiến các bộ phận trở nên quá tải khi hoạt động và thiết bị tỏa nhiệt nhiều. Điều này khiến cho các linh kiện làm việc không còn hiệu quả, đặc biệt là làm cho amply bị nhảy role hoặc role không đóng lại.