Một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại phổ biến hiện nay
5,776Tác giả: Chúc Lam7290
Tình trạng lừa đảo ngày càng trở nên phổ biến với những tội phạm tinh vi cùng thủ đoạn phức tạp khiến người dùng lo lắng. Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại di động ngay trong bài viết dưới đây!
Một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại
Hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại là gì?
Lừa đảo qua mạng xã hội có thể kể đến như lừa đảo chiếm đoạt dữ liệu khuôn mặt được xem là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để đánh lừa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản cho riêng mình. Hiện nay, hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại ngày càng trở nên tinh vi hơn với các thủ đoạn đa dạng như giả danh cơ quan pháp luật, ngân hàng, lừa đảo trúng thưởng, chuyển tiền từ thiện,... nhằm mục đích khiến người khác hoang mang, tin tưởng và chuyển tiền đến đối tượng lừa đảo.
Hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại
Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn tiếp cận con mồi thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... hoặc chiếm đoạt tài khoản của người khác để thực hiện hành vi gian dối, lừa tiền người thân hay bạn bè của nạn nhân.
Một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại phổ biến
Hàng loạt hình thức lừa đảo ra đời khiến nhiều người mắc bẫy dẫn đến những thiệt hại về tài sản, tinh thần suy sụp và những hậu quả nghiêm trọng hơn. Để không bị dẫn dụ bởi những tên tội phạm tinh vi, bạn cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết về các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại đang phổ biến hiện nay để biết cách đề phòng khi gặp phải tình trạng này.
Một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại
Một số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại thường gặp phải kể đến như mạo danh cơ quan pháp luật, lừa đảo trúng thưởng, giả danh nhân viên ngân hàng, tuyển cộng tác viên bán hàng,...
Mạo danh cơ quan pháp luật
Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng thủ thuật ẩn danh dưới số điện thoại giống với cơ quan chức năng như Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát,... để gọi điện cho con mồi và thông báo họ đang dính vào một vụ kiện do nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án có tính nghiêm trọng cao.
Khi đối tượng tỏ ra hoang mang hoặc thể hiện thái độ tin tưởng, bọn chúng sẽ yêu cầu người bị hại chuyển tiền hoặc điền thông tin để xác minh, điều tra nhưng thực chất là muốn chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Mạo danh cơ quan pháp luật để lừa đảo
Lừa đảo trúng thưởng
Với hình thức này, đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện cho nạn nhân để thông báo trúng thưởng xe, điện thoại, laptop,... và yêu cầu nạn nhân đóng tiền để nhận thưởng, sau đó chiếm làm của riêng.
Kẻ lừa đảo sẽ tạo nên những trang web tương tự như web ngân hàng và lấy mục đích đào tạo nhân sự để gọi điện tiếp cận với người bị hại hoặc nhắn tin qua các trang mạng xã hội. Sau đó, các đối tượng này sẽ yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào trang web để đánh cấp thông tin, số tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền. Chúng ta nên tìm hiểu về các hình thức lừa đảo như vậy để biết được cách làm thế nào để kiểm tra số điện thoại lừa đảo tránh mất tiền oan uổng.
Giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo
Lừa tình trên mạng xã hội
Bên cạnh hình thức lừa đảo qua điện thoại thì hình thức lừa đảo qua mạng xã hội cũng khá phổ biến, điển hình là lừa tình. Những tên tội phạm này sẽ tiếp cận với con mồi qua mạng xã hội để lừa gạt tình cảm của họ. Sau khi tiếp cận, nói chuyện và đạt được lòng tin, họ sẽ thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách giả làm nhân viên hải quan yêu cầu nạn nhân đóng tiền để nhận quà hoặc mượn tiền làm ăn,...
Hình thức lừa tình qua mạng xã hội
Hack tài khoản mạng xã hội để vay tiền
Đối tượng lừa đảo sẽ hack các tài khoản mạng xã hội của người dùng như Facebook, Zalo,... và nhắn tin cho bạn bè, người thân của chủ tài khoản đó để mượn tiền, nhờ nạp card,...
Lừa nâng cấp SIM 4G
Thông qua việc mạo danh của nhân viên các nhà mạng, đối tượng lừa đảo sẽ tiến hành gọi điện hay nhắn tin đến con mồi để hướng dẫn cú pháp nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhưng thực chất là để lừa đảo, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đã chiếm đoạt.
Lừa nâng cấp SIM 4G để chiếm đoạt SIM
Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội
Bằng cách giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam, đối tượng lừa đảo sẽ nhắn tin thông báo đến người bị hại về vấn đề nợ tiền bảo hiểm xã hội và yêu cầu họ đóng phí.
Chuyển tiền làm từ thiện
Đối tượng gửi link web cho đối tượng cần nhận tiền từ thiện và yêu cầu họ nhập đầy đủ thông tin, tài khoản ngân hàng để nhận tiền rồi chiếm luôn số tiền trong tài khoản của họ.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết về các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại như điện thoại Realme cũng như biết cách đề phòng khi rơi vào trường hợp tương tự. Truy cập vào chuyên mục kinh nghiệm mua sắm để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích của Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn ngay hôm nay!
Tham khảo thêm các mẫu điện thoại đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: