Loa là một trong những thiết bị điện tử được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên bạn đã biết rõ cấu tạo của loa và nguyên lý hoạt động của nó chưa? Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá ngay những thông tin thú vị về chiếc loa tại nhà bạn trong những nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Cấu tạo của loa
Loa là thiết bị điện tử biến đổi năng lượng điện thành năng lượng âm thanh, từ đó trình phát âm thanh với công suất lớn hơn so với nguồn tín hiệu ban đầu, mang đến cho chúng ta trải nghiệm nghe mạnh mẽ và đặc sắc hơn.
Loa mang đến âm thanh với mức công suất lớn hơn
Cấu tạo của loa gồm nhiều thành phần để có thể chuyển đổi hiệu quả tín hiệu ban đầu thành những giai điệu ấn tượng. Đồng thời, nhà sản xuất cũng có thể trang bị cho chiếc loa những công nghệ tiên tiến để nâng cấp hiệu quả chất lượng âm thanh khi trình phát.
Một chiếc loa được hợp thể từ rất nhiều thành phần và linh kiện, trong đó, có các bộ phận chính cấu tạo nên loa có thể kể đến như sau:
Củ loa là thành phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong một chiếc loa. Củ loa có trách nhiệm truyền phát các tín hiệu từ hệ thống thành sóng âm thanh ra ngoài thông qua màng loa. Củ loa cũng sẽ được cấu tạo từ nhiều bộ phận nhỏ hơn như: Khung sườn, viền nhún, nam châm, côn loa, màng loa,...
Củ loa
Củ loa bao gồm nhiều loại khác nhau và được phân biệt bằng mức tần số mà nó có thể đáp ứng, thường bao gồm các loại cơ bản như:
Lỗ thoát bass trên loa giúp thiết bị tăng khả năng tái tạo và trình phát âm thanh ở dải tần thấp. Lỗ này có thể được đặt ở mặt trước hoặc sau loa đều được và thường được thiết kế ở dạng lỗ đơn hoặc các lỗ đôi đối xứng.
Thùng loa chính là lớp vỏ bên ngoài, bảo vệ củ loa và toàn bộ hệ thống bên trong một cách an toàn. Thùng loa có thể được cấu thành bởi củ loa, mạch lọc, lớp ê căng,... Đồng thời, đây cũng là một trong những bộ phận quyết định đến màu sắc sản phẩm và giúp nâng cấp vẻ đẹp trong thiết kế của loa.
Thùng loa
Cấu tạo của loa không thể thiếu mạch lọc loa (còn gọi là bộ phận phân tần), là thành phần nằm bên trong hệ thống linh kiện của loa, có nhiệm vụ phân tách tín hiệu âm thanh ở các dải tần khác nhau để đưa chúng đến với củ loa phù hợp khi trình phát âm thanh.
Một thiết bị loa có thể đi kèm với nhiều loại phụ kiện như chân đế, giá treo tường,... giúp người dùng bố trí loa dễ dàng hơn theo nhu cầu sử dụng.
Chân đế dành cho loa
Chúng ta đã biết được cấu tạo của loa bao gồm những thành phần cơ bản nào. Sau đây, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ mô tả một cách đơn giản nguyên lý hoạt động của loa để bạn tham khảo.
Khi một dòng điện chạy qua loa, nó tạo ra một điện trường tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cửu gắn trong loa. Các điện tích cùng dấu đẩy nhau và các điện tích khác dấu sẽ hút nhau. Khi tín hiệu âm thanh được gửi qua cuộn dây âm thanh, cuộn dây âm thanh bị hút và đẩy bởi nam châm vĩnh cửu. Điều này làm cho côn loa di chuyển qua lại. Chuyển động qua lại tạo ra sóng áp suất trong không khí mà chúng ta coi là âm thanh.
Thị trường điện tử hiện nay có rất nhiều dòng loa khác nhau được phân loại dựa trên nhiều phương diện. Ví dụ, dựa theo khả năng ứng dụng, ta có loa karaoke, loa bluetooth, loa máy tính, loa kéo,...; dựa theo khả năng tái tạo âm thanh, ta có thể phân thành loa sub, loa bass, loa treble, loa toàn dải,...
Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu một vào loại loa phổ biến được phân loại dựa trên khả năng tái tạo âm thanh.
Loa sub (subwoofer, loa siêu trầm) là loại loa có khả năng tái tạo các dải âm thanh ở tần số cực thấp, thường nằm trong khoảng từ 20Hz ~ 200Hz. Loa siêu trầm mang đến những giai điệu âm thanh trầm lắng, tạo độ sâu và mang đến cảm giác mạnh mẽ hơn cho các giai điệu.
Loa Siêu Trầm Điện 12-inch Paramax Sub-E30
Loa bass hay loa trầm là thiết bị tái tạo và khuếch đại âm thanh ở dải tần thấp, từ 20Hz ~ 500Hz để tạo độ trầm lắng, chiều sâu đặc sắc hơn cho âm nhạc. Loa bass được sử dụng vô cùng phổ biến, từ các dàn âm thanh cơ bản tại nhà đến các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp trong phòng thu.
>>> Xem thêm: Loa bass là gì? Chọn loa bass như thế nào để nghe nhạc hay?
Loa treble là loại loa có khả năng tái tạo những âm thanh ở dải tần cao trên 3000Hz, mang đến cho bản nhạc những giai điệu thanh thoát, trong và du dương hơn.
Loa toàn dải là loại loa có có thể tái tạo và trình diễn âm thanh ở mọi dải tần từ thấp, trung đến cao. Loa toàn dải cũng được chia thành nhiều loại bao gồm: Loa 2 đường tiếng, 3 đường tiếng, 4 đường tiếng,...
Như vậy, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn vừa gửi đến bạn những thông tin thú vị về chiếc loa như loa là gì, cấu tạo của loa, các bộ phận của loa và các loại loa được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về một trong những thành phần quan trọng trong dàn âm thanh.
Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị hơn về các loại thiết bị điện tử khác như tivi, amply, micro,... bạn có thể truy cập vào chuyên mục Kinh nghiệm mua sắm để đọc thêm nhiều bài viết khác.
>>> Xem thêm: So sánh loa đồng trục và loa toàn dải: Giống và khác nhau như thế nào?
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.