Chắc chắn bạn đã từng gửi nhạc, ảnh, phim qua các thiết bị điện thoại di động khác bằng cách “bắn” Bluetooth. Nhưng bạn có chắc rằng, bạn đã biết chi tiết về công nghệ kết nối không dây bluetooth này chưa?
Kết nối Bluetooth là gì?
Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân, trong phạm vi băng tần 2,4Ghz. Công nghệ này có thể được dùng để kết nối hoặc chuyển dữ liệu giữa các thiết bị không dây, chuyển cuộc gọi và dữ liệu như danh bạ, lịch giữa các smartphone, điện thoại, desktop, notebook.
Xem thêm: Cách kết nối tai nghe bluetooth
Kết nối Bluetooth là gì?
Chuẩn kết nối Bluetooth được tích hợp trên hầu hết các thiết bị di động như là Xiaomi 12T 128GB và cả laptop này mang lại những tính năng rất hữu ích cho người sử dụng. Tầm hoạt động hiệu quả của Bluetooth trong khoảng 10m với tốc độ truyền dữ liệu 1Mbps.
Nguyên lý hoạt động của Bluetooth
Khi kết nối, Bluetooth sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự ổn định trong quá trình kết nối giữa các thiết bị với nhau. Về tầm phủ sóng. Bluetooth có 3 class khác nhau:
- Class 1: công suất 100mW với tầm phủ sóng gần 100m.
- Class 2: công suất 2,5mW, tầm phủ sóng khoảng 10m.
- Class 3: 1mW với tầm phủ sóng khoảng 5m.
Và bản thân trong Bluetooth là tập hợp của nhiều giao thức khác nhau.
Sự phát triển của Bluetooth
Bluetooth
- Bluetooth 1.0: Phiên bản đầu tiên được đưa ra thị trường với tốc độ kết nối ban đầu là 1Mbps.
- Bluetooth 1.1: Là phiên bản được hoàn thiện hơn so với đời đầu và được nhiều nhà sản xuất quan tâm hơn.
- Bluetooth 1.2: Chuẩn này hoạt động dựa trên nền băng tần 2.4 Ghz và tăng cường kết nối thoại.
- Bluetooth 1.2 + ERD: Tốc độ của chuẩn Bluetooth lên đến 2.1 Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải – ERD (enhanced data rate).
- Bluetooth 2.0 + ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 với nhiều cải tiến như: tốc độ ổn định và truyền tải dữ liệu nhanh hơn.
- Bluetooth 2.1 + ERD: là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0. có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
- Bluetooth 3.0 + HS: có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng BT – High Speed, tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m.
- Bluetooth 4.0: Là sự kết hợp của Bluetooth 2.1 và 3.0 với ưu điểm là truyền tải dữ liệu nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn.
Những lợi ích của Bluetooth đối với cuộc sống con người
Những lợi ích của Bluetooth đối với cuộc sống con người
- Truyền tải dữ liệu không dây giữa điện thoại di động và máy tính.
- Truyền tải tập tin giữa các máy tính.
- Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth
- Kết nối các thiết bị ngoại vi như: tai nghe, smartwatch, chuột, Gamepad, máy in.
- Trang bị kết nối Bluetooth cho máy tính để bàn.
- Ứng dụng trong các doanh nghiệp như: định vị, thiết bị y tế, vét mã vạch, thiết bị điều khiển giao thông.
Giải pháp an toàn bảo mật khi sử dụng bluetooth.
- Vô hiệu hóa Bluetooth khi không sử dụng chúng.
- Sử dụng Bluetooth trong chế độ ẩn
- Cẩn thận với những nơi bạn sử dụng Bluetooth.
- Đánh giá các thiết lập bảo mật của bạn.
- Khai thác triệt để các tùy chọn bảo mật.
Trên đây là những giải nghĩa về công nghệ chia sẻ không dây Bluetooth trên các thiết bị điện thoại di động như điện thoại Xiaomi hay Samsung, Vivo, OPPO,... hiện nay cũng như là những công dụng thiết thực của nó. Hi vọng bài viết đã mang đến được cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích.