0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị hack và cách xử lý

74,191
 

Điện thoại di động bị hack là tình trạng điện thoại bị xâm nhập/theo dõi bất hợp pháp để kiểm soát tài khoản và đánh cắp thông tin cá nhân quan trọng. Điều này đe dọa đến độ an toàn của dữ liệu người dùng mỗi khi đăng nhập vào các trang mạng xã hội, ứng dụng ngân hàng hay gọi điện thoại, nhắn tin,… Chính vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp là cách ngăn chặn thành công những cuộc “đột nhập” trên. Nào, hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!

1. Nguyên nhân điện thoại bị hack

Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất khiến điện thoại của bạn trở thành “mục tiêu” của kẻ đột nhập: 

1.1. Tác nhân chủ động

+ Bạn từng tải về máy ứng dụng không rõ nguồn gốc, tràn lan trên mạng Internet.

+ Người dùng click vào các pop-up quảng cáo (là dạng hộp thoại nhỏ tự động bật lên khi người dùng truy cập vào một website nào đó) để nhận thưởng hoặc đặt mua hàng.

+ Truy cập những trang web lậu, chưa được cấp phép hoạt động.

+ Đã từng ghép đôi điện thoại với USB không rõ nguồn gốc, hoặc kết nối thiết bị với Wifi công cộng.

1.2. Tác nhân thụ động

+ Người dùng vô tình nhấp vào đường liên kết chứa virus hoặc mã độc. 

+ Thẻ SIM chưa được đăng ký chính chủ nên hacker dễ dàng tận dụng và chiếm đoạt thông tin.

Những tác nhân khiến điện thoại bị hack

Có rất nhiều nguyên nhân khiến điện thoại bị tấn công như thẻ SIM không bảo mật, người dùng truy cập link lạ/tải ứng dụng lạ, thiết bị kết nối Wifi/3G công cộng,... 

2. Làm sao để biết điện thoại bị hack?

Nhận biết sớm điện thoại bị đột nhập giúp bạn kịp thời tránh bị mất cắp thông tin, dữ liệu. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất:

2.1. Nhiệt độ pin cao

Thông thường, khi điện thoại bị hack thì hacker sẽ bắt đầu khởi chạy một vài ứng dụng ngầm, nhằm chuyển toàn bộ dữ liệu sang hệ thống lưu trữ bí mật của họ. Điều này khiến điện thoại nóng lên đột ngột, dù trước đó bạn không sử dụng bất kỳ ứng dụng nặng nào hay đang sạc pin cho thiết bị.

2.2. Điện thoại hết pin nhanh hơn bình thường

Việc ứng dụng chạy ngầm liên tục cũng kéo theo hao mòn tuổi thọ pin điện thoại, dẫn đến thời lượng sử dụng sụt giảm nhanh hơn mức bình thường. Để kiểm tra dung lượng tối đa của pin và so sánh với khoảng thời gian trước, bạn có thể thực hiện như sau:

+ Đối với dòng điện thoại iPhone chính hãng: Mở Cài đặt > Chọn mục Pin > Chọn tiếp Tình trạng pin & Sạc > Kiểm tra thông tin ở mục Dung lượng tối đa.

+ Đối với điện thoại Android: Mở Cài đặt > Nhấp chọn mục Pin và Hiệu suất > Kiểm tra thông tin tại mục Sử dụng pin (Tiết kiệm pin).

Dấu hiệu điện thoại bị hack

Điện thoại bị theo dõi khiến dung lượng pin giảm sút nghiêm trọng.

2.3. Nghe thấy tiếng ồn phát ra từ smartphone

Thỉnh thoảng bạn nghe những tiếng ồn lạ phát ra từ chính thiết bị của mình (như tiếng vang vọng, tiếng lách cách, tiếng tít tít…), đây có thể là dấu hiệu cảnh báo điện thoại đã bị hack. Bởi lẽ, hacker đã cài đặt phần mềm nghe trộm khiến âm thanh truyền đi bị nhiễu sóng.

2.4. Cửa sổ bật lên hoặc thay đổi trên màn hình điện thoại

Bạn không biết làm sao để biết điện thoại bị hack? Hãy theo dõi điện thoại có hay xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: Xuất hiện một vài cửa sổ hiển thị hoặc ứng dụng lạ; vị trí các ứng dụng trên màn hình chính bị đổi; có những cuộc hẹn hoặc lời nhắc lạ trong Lịch,… Nếu có, đây chính là dấu hiệu cho thấy điện thoại đã bị “tấn công”.

2.5. Xuất hiện ứng dụng không xác định

Sự hiện diện của ứng dụng không rõ nguồn gốc, chạy ngầm trong nền là dấu hiệu cho thấy ai điện thoại đã bị hack. Chúng thường không xuất hiện ở dạng logo biểu tượng trên màn hình chính như một app thông thường, mà chỉ là một đường link đính kèm với ứng dụng nào đó nên người dùng rất khó nhận ra.

Bạn có thể kiểm tra di động của mình có đang chạy ứng dụng lạ không bằng cách:

+ Điện thoại iPhone: Người dùng có thể trực tiếp lướt tìm app lạ trên màn hình chính hoặc ở thư viện ứng dụng.

+ Điện thoại Android: Mở Ứng dụng > Chọn Quản lý Ứng dụng.

2.6. Phát hiện tin nhắn, cuộc gọi lạ trong nhật ký

Làm sao để biết điện thoại bị hack? Đó là bỗng một ngày điện thoại của bạn thực hiện một số tin nhắn hay cuộc gọi đi (hoặc nhận cuộc gọi) nhưng không rõ danh tính,... thì khả năng cao điện thoại đã bị truy cập trái phép.

Phát hiện tin nhắn, cuộc gọi lạ có thể là dấu hiệu điện thoại bị hack

Điện thoại liên tục nhận cuộc gọi/tin nhắn lạ thì đó là dấu hiệu đơn giản để bạn nhận biết có ai đó đang đột nhập điện thoại của mình.

3. Cần làm gì nếu phát hiện điện thoại bị hack?

Khi phát hiện điện thoại bị đột nhập trái phép, bạn hãy thực hiện các thao tác bảo vệ thiết bị sau đây:

3.1. Khởi động phần mềm quét gián điệp ngay lập tức

Gợi ý cho bạn một phần mềm quét tìm virus, mã độc, app lạ… nhanh chóng, an toàn là Certo (tải về trên iOS hoặc Android). Chỉ cần khởi chạy Certo, ứng dụng tự động quét toàn bộ điện thoại và nhận diện đâu là phần mềm/ứng dụng/đường liên kết mà hacker cài đặt vào máy để bạn loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

3.2. Thực hiện các bước loại bỏ mối đe dọa

Sau khi Certo cung cấp thông tin, bạn hãy xóa chúng khỏi thiết bị ngay lập tức. Đồng thời, bạn nên thực hiện khôi phục toàn bộ cài đặt gốc để loại bỏ mọi tác nhân có khả năng đánh cắp thông tin.

Cách thực hiện như sau:

+ Điện thoại iPhone: Mở Cài đặt > Chọn Cài đặt chung > Chọn mục Chuyển hoặc Đặt lại iPhone > Xác nhận lệnh Đặt lại là xong. 

+ Điện thoại Android: Mở Cài đặt > Chọn Hệ thống > Nhấn chọn lệnh Đặt lại > Chọn tiếp Đặt lại về dữ liệu gốc > Chọn Đặt lại điện thoại và xác nhận Đặt lại điện thoại là được.

3.3. Thay đổi mật khẩu của toàn bộ tài khoản trên điện thoại

Việc bật tính năng lưu trữ mật khẩu có thể tạo điều kiện để người khác dễ dàng đăng nhập và lấy được toàn bộ thông tin tài khoản, mật khẩu. Do đó, nhằm bảo mật thiết bị tối ưu, bạn nên thực hiện thay đổi mật khẩu mới cho mọi tài khoản, đặc biệt là những nick thường dùng như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…

3.4. Đặt lại màn hình khóa và mã pin

Tiếp theo, bạn đừng quên thay đổi mật khẩu màn hình khóa, mật khẩu ứng dụng và mã pin của điện thoại. Điều này ngăn chặn hacker sử dụng thông tin đánh cắp để truy cập vào điện thoại một lần nữa.

Cách xử lý khi điện thoại bị hack

Người dùng cần thay đổi mật khẩu, mã pin ngay lập tức để bảo vệ dữ liệu điện thoại an toàn

3.5. Tìm lời khuyên, tư vấn từ đội ngũ uy tín

Ngoài thực hiện các cách trên, bạn cũng cần mang điện thoại đến trung tâm sửa chữa uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hướng dẫn tăng bảo mật điện thoại hiệu quả.

4. Cách bảo vệ điện thoại khỏi tình trạng bị hack 

Chủ động bảo mật điện thoại là biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa điện thoại bị hack. Điện Máy Chợ Lớn gợi ý cho bạn một số phương pháp bảo vệ thiết bị đơn giản nhưng hiệu quả bên dưới: 

4.1. Không tải xuống ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không nên tải và cài đặt những ứng dụng lạ trên mạng Internet. Chúng có thể chứa phần mềm độc hại, virus, mã độc… khiến hacker đánh cắp dữ liệu mà bạn không thể nhận biết được.

4.2. Tránh bẻ khóa điện thoại của bạn

Nhiều người dùng thực hiện bẻ khóa điện thoại (hay còn gọi là Jailbreak) để trải nghiệm một số ứng dụng không có trong cửa hàng ứng dụng. Hành động này vô tình tạo cơ hội cho kẻ đột nhập truy cập vào dữ liệu thiết bị dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn hạn chế thao tác bẻ khóa điện thoại nếu không thực sự cần thiết nhé.

Cách phòng ngừa điện thoại bị hack

Người dùng bẻ khóa điện thoại, tạo điều kiện cho kẻ đột nhập xâm nhập dữ liệu điện thoại nhanh chóng hơn.

4.3. Giữ điện thoại bên mình mọi lúc

Thao tác đưa ứng dụng ngầm vào điện thoại chỉ diễn ra trong vòng vài phút, thậm chí chỉ vài giây. Chính vì vậy, bạn không nên để điện thoại rời khỏi mình, nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị khỏi nguy cơ bị theo dõi. 

4.4. Đặt mã pin và mật khẩu phức tạp

Cách phòng tránh hack điện thoại đơn giản nhất là lựa chọn mật khẩu và mã pin có độ bảo mật cao. Thay vì lựa chọn kiểu mã quen thuộc như 0000, 1234,… bạn nên ưu tiên sử dụng mật khẩu có đầy đủ chữ số (như 0, 1, 2, 3…), ký tự (như #, $, @...) và hạn chế chứa thông tin cá nhân (như ngày sinh, số CMND/CCCD…).

4.5. Không lưu trữ mật khẩu trên điện thoại

Người dùng cần hạn chế thói quen lưu lại mật khẩu đăng nhập trên điện thoại. Bởi nếu không may điện thoại bị đột nhập, thì hacker có thể lấy hết mọi thông tin tài khoản dễ dàng. Trừ trường hợp bất đắc dĩ, còn lại, bạn nên ghi chép mật khẩu ra giấy để lưu trữ.

4.6. Thường xuyên xóa lịch sử Internet

Mạng Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người hiện nay. Do vậy, muốn bảo đảm an toàn cho dữ liệu của mình, bạn hãy chủ động xóa vĩnh viễn toàn bộ lịch sử duyệt web của mình mỗi ngày. Thao tác này hạn chế kẻ đột nhập theo dõi thói quen sử dụng, từ đó sáng chế một số pop-up mạo danh, đường link lạ hoặc yêu cầu điền form ảo phù hợp với bạn để lấy cắp thông tin.

Cách phòng ngừa điện thoại bị hack 2

Xóa lịch sử duyệt web hàng ngày giúp hacker không thể theo dõi hoạt động của thiết bị.

4.7. Bật dịch vụ theo dõi thiết bị bị mất

Bạn nên bật tính năng theo dõi thiết bị bị mất của điện thoại, phòng trường hợp bạn làm rơi điện thoại ở đâu đó và lo lắng dữ liệu bên trong bị đánh cắp. Cách làm đơn giản như sau:

- Điện thoại iPhone: Trong mục Cài đặt, chọn tên iCloud của bạn > Chọn tiếp mục Tìm > Bật tính năng Tìm iPhone.

- Điện thoại Android: Mở ứng dụng Cài đặt > Nhấn vào Bảo mật và Vị trí (hoặc Vị trí) > Chọn tiếp Chế độ > Chọn GPS/Wifi/Mạng di động tùy theo sở thích.

4.8. Cập nhật thường xuyên tất cả ứng dụng

Người sử dụng cần cập nhật phiên bản mới nhất cho tất cả ứng dụng và hệ điều hành thiết bị. Điều này giúp khắc phục các lỗi khó chịu của phiên bản cũ, đồng thời loại bỏ ứng dụng chạy ngầm được gài hoạt động song song một ứng dụng nào đó.

4.9. Bật xác thực 2 yếu tố (2FA)

2FA (viết tắt của 2-Factor Authentication) là một hình thức bảo mật tài khoản 2 yếu tố. Bao gồm sử dụng thông tin đăng nhập (tài khoản và mật khẩu) và mã code gửi về điện thoại/email người dùng đăng ký. Khi bật tính năng này, bất kỳ truy cập trên trình duyệt lạ nào cũng được cảnh báo trước nên tài khoản người dùng được bảo vệ tốt hơn.

Cách phòng ngừa điện thoại bị hack 3

Kích hoạt xác thực 2 yếu tố giúp bảo vệ tài khoản hiệu quả hơn.

4.10. Không sử dụng Wifi công cộng khi không có VPN

VNP (viết tắt của Virtual Private Network) là một mạng ảo hỗ trợ người dùng kết nối mạng từ các thiết bị phát sóng một cách riêng tư. Qua đó loại bỏ “dấu vết” truy cập của thiết bị và ngăn ngừa hacker đột nhập.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được cách nhận biết điện thoại bị hack, và có cách xử lý lẫn phòng ngừa hiệu quả. Mặc dù các dòng điện thoại flagship hiện nay như iPhone 14 Pro Max 128GB tím hay Samsung Galaxy S23 / S23 Plus / S23 Ultra,... đã được trang bị những công nghệ bảo mật vô cùng tiên tiến thế nhưng việc chủ động phòng tránh vẫn được xem là thượng sách các bạn nhé. Đừng quên theo dõi những bài viết kinh nghiệm công nghệ hữu ích khác từ Điện Máy Chợ Lớn để tích lũy nhiều kiến thức thú vị, bạn nhé!

Bài viết này có giúp ích cho bạn không?

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app

Tin nổi bật