Điện thoại cũ thường được nhiều người có túi tiền eo hẹp hoặc những người muốn sưu tầm và sử dụng những điện thoại có cao cấp nhưng có mức giá thấp. Tuy vậy, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi chọn mua những chiếc điện thoại di động hàng like new từ 100% - 95% .
Trong bài viết ngày hôm nay, Điện Máy Chợ Lớn xin tổng hợp lại một số những kinh nghiệm khi chọn mua điện thoại cũ.
Chọn thời điểm thích hợp để chọn mua hàng cũ nhưng chất lượng tốt
Thông thường, các hãng sản xuất thường tung ra các sản phẩm của mình sau một tuần hoặc một tháng sau khi giới thiệu sản phẩm mới. Và khoảng thời gian thích hợp nhất để chọn mua điện thoại cũ đó là khoảng từ hai tháng đến ba tháng sau khi điện thoại đó ra mắt.
Bởi sau đó có khá nhiều chiếc điện thoại cũ được người dùng bán lại, hoặc hàng xách tay có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng.
Hoặc bạn có thể mua phiên bản thấp hơn của hãng Xiaomi ví dụ như: Sau khi Xiaomi Redmi Note 11 trình làng, bạn có thể chọn mua Xiaomi Redmi 10A 32GB, vì thời điểm này giá của Redmi 10A sẽ giảm và đây sẽ là thời điểm phù hợp để chọn mua.
So sánh giá điện thoại ở nhiều nơi bán khác nhau
Mức giá của điện thoại cũ thường không cố định, việc mức giá cao hay thấp phụ thuộc vào trạng thái của điện thoại cũ đó, người bán thường xác định giá qua hình thức bên ngoài của máy.
Bạn nên tham khảo thật nhiều nơi khác nhau ở các trang web người bấn khác nhau để tham khảo. Bạn không nên quá chú tâm vào ngoại hình, mà nên đi sâu vào các chức năng của điện thoại, về sóng 3G/4G, màn hình, cảm ứng, PIN…
>>> Xem thêm: Nên mua điện thoại di động hãng nào tốt và bền nhất hiện nay
Chính sách bảo hành và chính sách đổi trả
Nếu là hàng cũ, bạn nên xem kỹ vấn đề này. Việc sử dụng hàng cũ thì bạn chuẩn bị tâm lý cho những trục trặc bất ngờ xảy ra trong quá trình sử dụng, có thể là phần mềm, phần cứng, hoặc những hư tổn vật lý có thể kiểm tra ngay như: vết trầy xước, camera, màn hình cảm ứng.
Chính vì vậy, chính sách bảo hành và chính sách bảo hành sẽ mang lại cho bạn sự yên khi sử dụng, mang lại cho bạn quyền lợi sau này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra IMEI và thông tin bảo hành các hãng điện thoại phổ biến
Kiểm tra độ uy tín của thông tin nơi bán trên mạng xã hội
Sau khi kiểm tra được chính sách bảo hành và chính sách đổi trả, bạn nên tham khảo những người đã mua ở nơi bán đó, và tham khảo về độ an toàn của nơi bán đó.
Việc tìm hiểu kỹ về người bán có thể tránh được nhiều rủi ro trong giao dịch cũng như việc việc mua thiết bị không ưng ý.
Kiểm tra số IMEI và sóng điện thoại
IMEI là một trong những mã số quan trọng của điện thoại, từ số IMEI bạn có thể kiểm tra được thiết bị của mình có nguồn gốc từ đâu và có phải là hàng chính hãng hay không.
Nếu Fullbox, bạn nên kiểm tra số IMEI của máy với hộp sản phẩm có trùng hay không. Cách kiểm tra IMEI như sau: nhập mã *#06# để kiểm tra số IMEI.
Kiểm tra màn hình và chức năng cảm ứng
Đây là bước mà bạn nên kiểm tra kỹ, bởi nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cảm giác trải nghiệm sau này của bạn.
Với máy cũ, bạn nên kiểm tra một bài Speed Test, do thời lượng bài viết có hạn nên Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn chỉ giới thiệu cho các bạn cách test màn hình với một số hãng điện thoại phổ biến:
- LG: Bạn gõ lệnh: 3845#*tênmáy#. Ví dụ như máy của bạn là LG Optimus G mã là F180 thì mình gõ 3845#*180#.
- Asus: *#*#4636#*#*
- Lenovo: ####1111#
- HTC: *#*#3424#*#*
- Sony: *#*#7378423#*#*
- Samsung: *#0*#
- Xiaomi: *#*#64663#*#*
Với các mã số mà mình đã chia sẻ ở trên, sau đây sẽ là nội dung chi tiết mà bạn cần nên biết:
- All auto test: tự động test cho bạn 3 mục: Usim card - sim, SD card - thẻ nhớ và Ear phone - tai nghe
- All auto test Result: sau khi bạn tét xong hết thì vào đây nó sẽ hiện ra bảng tổng hợp.
- Key / Compass Test: test độ nhạy của tất cả các phím / test cảm biến xoay
- Camera Test: Kiểm tra camera của bạn có bị chết điểm ảnh nào không, tình trạng camera.
- VT Camera: Kiểm tra Camera trước.
- Display check test: Kiểm tra màn hình, bạn chạm vào màn hình để kiểm tra màn hình có bị điểm chết nào không.
- Ring test: Kiểm tra loa ngoài.
- Vibrator test: thử cường độ rung của máy.
- Touch window test: Kiểm tra cảm ứng cảm ứng, bạn vẽ đầy vào màn hình xem có điểm nào không có cảm ứng hay không.
- GPS Test: kiểm tra GPS.
>>> Xem thêm: Nên mua điện thoại di động hãng nào tốt và bền nhất hiện nay
Phụ kiện đi kèm
Thường thì nơi bán điện thoại cũng ở những cửa hàng lớn sẽ tặng cho bạn phụ kiện Zin, như: Cáp, sạc, tai nghe.
Kiểm tra PIN
Với hàng cũ, thì bạn đừng thắc mắc tại sao lại hết Pin nhanh chóng, bởi máy cũ thì đã trải qua một thời gian sử dụng nên dung lượng Pin sẽ giảm. Bạn nên test kỹ, nếu như máy giảm Pin chậm thì là máy có Pin tốt.