Đầu đốt bếp gas nếu được vệ sinh sạch sẽ giúp duy trì hoạt động của bếp gas luôn ổn định, hỗ trợ nấu nướng nhanh chóng. Hãy cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu cách vệ sinh đầu đốt bếp gas đơn giản có thể tự thực hiện ngay tại nhà nhé!
Cách vệ sinh đầu đốt bếp gas
1. Nguyên lý hoạt động của đầu đốt bếp gas
Đầu đốt bếp gas gồm chân đế, bộ chia ngọn lửa và nắp đầu đốt. Viền của đầu đốt có nhiều lỗ nhỏ để phát ra tia lửa. Đầu đốt tiếp xúc với tia lửa điện ở đầu đánh lửa sẽ bắt lửa và tản gas ra xung quanh. Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa, các vòi phun trên đầu đốt sẽ phân bổ lượng gas đều để bắt đầu quá trình đun nấu.
Khóa van bình gas và tháo đầu đốt: Lấy kiềng bếp ra rồi cầm đầu đốt nhấc lên khỏi bếp.
Tháo đầu đốt bếp gas
Ngâm đầu đốt: Dùng một chiếc chậu rồi cho nước và một ít nước rửa chén vào pha loãng. Sau đó đặt đầu đốt vừa tháo vào ngâm khoảng 20 - 30 phút để các vết bẩn mềm dần.
Ngâm đầu đốt trong dung dịch tẩy rửa
Vệ sinh đầu đốt: Sử dụng miếng bọt biển để rửa sạch đầu đốt. Tiếp đến dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch các khe viền đầu đốt. Đối với những vết bẩn bám dính cứng trên đầu đốt bạn hãy trộn một nửa muỗng baking soda với nước. Dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp vừa trộn rồi rửa sạch đầu đốt.
Làm sạch vết bẩn trên đầu bếp
Rửa đầu đốt với nước: Đặt đầu đốt vào bồn rửa bát rồi xả nước vệ sinh lại cho sạch. Sau đó lau khô đầu đốt bằng vải sạch rồi để đầu đốt khô hoàn toàn.
Rửa đầu đốt với nước
Lắp đầu đốt vào bếp gas: Khi đầu đốt đã khô bạn lắp lại vào vị trí cũ cho đúng khớp. Tiếp đến lắp kiềng bếp vào và bật gas rồi mở bếp lên để kiểm tra tia lửa.
Lắp đầu đốt vào bếp
3. Lợi ích khi vệ sinh đầu đốt bếp gas
Đầu đốt bếp gas là bộ phận tạo ra ngọn lửa do đó người dùng nên chú ý vệ sinh đầu đốt định kỳ hoặc bất kể khi nào đầu đốt bám bẩn. Việc làm sạch này sẽ giúp đầu đốt hoạt động tốt hơn, truyền lửa ổn định và nấu chín thức ăn dễ dàng.
4. Bao lâu thì nên vệ sinh đầu đốt bếp gas?
Bếp gas được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Việc nấu nướng và chế biến các món ăn trên bếp gas nếu không cẩn thận ăn sẽ khó tránh khỏi sự cố như: thức ăn sôi tràn ra mặt bếp, thức ăn dính vào đầu đốt bếp gas. Đầu đốt là vị trí phát ra tia lửa cho nên việc vệ sinh cũng khó khăn và phải rất cẩn thận. Tần suất vệ sinh đầu đốt bếp gas 1 tuần/lần là hợp lý. Ngoài ra nếu trong lúc nấu quan sát thấy ngọn lửa bếp không đều hoặc lửa từ màu xanh chuyển sang vàng thì bạn nên làm sạch đầu đốt ngay.
5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng và vệ sinh đầu đốt bếp gas
- Trước khi vệ sinh đầu đốt bạn nên tắt bếp, khóa van gas và để đầu đốt nguội.
- Nên dùng bàn chải đánh răng để quét sạch bụi lên đầu đốt.
- Không dùng miếng bùi nhùi thép hoặc thuốc tẩy để làm sạch các bộ phận của đầu đốt.
- Đầu đốt bị bám bẩn dính cứng bạn không nên dùng dụng cụ sắc nhọn để cạo ra. Thay vào đó bạn nên ngâm đầu đốt cho mềm và dùng giấm hoặc Baking Soda để loại bỏ vết bẩn.
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh để để vệ sinh đầu đốt.
- Hãy đảm bảo đầu đốt được hong khô hoàn toàn.
- Khi lắp đầu đốt vào bếp như ban đầu bạn hãy lắp vào đúng khớp để bếp hoạt động đúng cách.
- Trong lúc nấu ăn nên quan sát để tránh thức ăn bị trào ra ngoài và dính vào đầu đốt, để lâu dần sẽ khiến đầu đốt bị gỉ sét.
- Điều chỉnh ngọn lửa ở mức độ phù hợp với từng loại thực phẩm để hạn chế đầu đốt tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn thường xuyên.
- Đối với những bếp gas có tuổi thọ từ 5 - 10 năm thì nên vệ sinh đầu đốt thật kỹ. Bởi vì nếu không kỹ có thể dẫn đến đầu đốt bị mục dần, gas thoát ra không đều dẫn đến phụt lửa, lửa vàng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn sử dụng.
- Không tự ý mua đầu đốt khác về thay nếu đầu đốt đi liền với bếp bị hỏng. Có thể đầu đốt không tương thích hoặc ảnh hưởng đến chất lượng ngọn lửa.
Làm sạch đầu đốt là điều quan trọng mà nhiều người nội trợ nên lưu ý khi vệ sinh bếp gas. Nhờ đó sẽ giúp tăng độ bền, đảm bảo tính thẩm mỹ cho đầu đốt. Mong rằng bài viết này đem đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng bếp gas hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm các mẫu bếp gas đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: