Các lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà 360 độ siêu dễ
10,301Tác giả: Khánh Ly5723
Trong quá trình sử dụng cây lau nhà, người dùng sẽ khó tránh khỏi việc cây lau bị trục trặc, bị lỗi, gây bất tiện cho việc dọn dẹp. Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu các lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà 360 độ siêu dễ qua bài viết dưới đây!
Cách sửa cây lau nhà 360 độ
1. Cấu tạo của bộ lau nhà 360 độ
Bộ cây lau nhà 360 độ có cấu tạo chính gồm:
Thùng đựng nước (gồm 2 phần)
- Phần chứa nước có mâm giặt dùng để hứng nước, vệ sinh cây lau nhà
- Phần lồng vắt tạo lực ly tâm xoay nhanh để vắt khô nước có trong bông giặt
Thân cây lau nhà
Cấu tạo của bộ lau nhà 360 độ
Phần thân cây lau nhà thường được làm từ inox với các mối nối bằng nhựa, trên thân có khóa gạt giúp người dùng tùy chỉnh chiều cao tùy thích.
Đầu cây lau nhà và bông lau
Phần đầu cây lau nhà và bông lau có thể tháo lắp, thay thế và vệ sinh dễ dàng. Phần bông lau là bộ phận trực tiếp làm sạch sàn nhà, bông lau được vắt sạch nước khi xoay ở trong lồng vắt và có thể xoay 360 độ, giúp người dùng tiết kiệm công sức tối đa.
2. Các lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà 360 độ đơn giản
Thân cây lau nhà bị lỏng
Khi phần thân cây lau nhà và phần bông lau trở nên lỏng lẻo sẽ khiến thao tác lau nhà gặp khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến thân cây lau nhà bị lỏng có thể là do thân chưa được lắp đúng khớp hoặc sau thời gian dài sử dụng, mối nối bị mòn các điểm bám hoặc bị khô nhớt, không thể cố định chắc chắn cây lau nhà.
Mối nối bị mòn khiến cây lau nhà bị lỏng
Để khắc phục trường hợp này, bạn nên tháo ra và lắp lại phần thân sao cho đúng khớp. Nếu cây lau nhà của bạn đã dùng lâu, bạn hãy tháo ra, sau đó châm nhớt vào các mối nối rồi lắp lại sử dụng. Trong trường hợp cả 2 cách trên không hiệu quả thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay một cây lau nhà mới để sử dụng.
Cây lau nhà không xoay hay vắt được
Khả năng ma sát giữa thân cây và bông lau bị giảm khiến hai bộ phận này bị ảnh hưởng, người dùng không thể xoay hay vắt cây lau nhà, vô cùng bất tiện.
Dùng thun buộc mối nối cây lau nhà
Nếu phần thân cây và bông lau không còn lực ma sát, bạn hãy sử dụng một sợi dây chắc chắn, không quá dày, quấn lại rồi buộc chặt ngay khớp nối giữa thân cây và đầu lau. Sau đó, dùng dây thun buộc lại đoạn mối nối ở trên, giúp cố định 2 bộ phận lại với nhau để bạn xoay và vắt cây lau nhà dễ dàng hơn.
Thân cây lau nhà không cố định được có thể là do khóa gạt bị hư hoặc bị kẹt, khiến bạn không điều chỉnh và cố định được chiều dài cây lau nhà.
Khóa gạt bị kẹt sẽ không cố định chiều dài cây lau
Nếu khóa gạt bị kẹt, bạn hãy mở phần khóa ra và tra thêm dầu nhớt vào. Dầu nhớt sẽ làm trơn chỗ bị kẹt, giúp bạn điều chỉnh được chiều dài cây lau nhà một cách bình thường. Trong trường hợp chốt gạt bị gãy, bạn nên thay chốt mới để tiếp tục sử dụng cây lau nhà.
Bông lau không ráo nước
Nguyên nhân khiến bông lau không ráo nước có thể là do lực ly tâm của mâm vắt và bông lau không đủ mạnh, không thể loại bỏ hết nước dư thừa ra khỏi bông lau.
Bông lau Microfiber cho khả năng vắt ráo nước hơn
Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra xem khóa chốt thân cây lau đã được gạt đúng chưa. Hoặc do bạn xoay phần bông lau không kỹ, cây lau nhà 360 độ cần được nhấn đều và xoay nhanh dần để tạo ra lực ly tâm mạnh dần, nếu bạn xoay không đúng cách sẽ không thể vắt khô cây lau nhà.
Lưu ý: khi chọn cây lau nhà, bạn nên chọn bông lau có chất liệu Microfiber để tăng hiệu quả làm sạch sàn nhà và vắt ráo nước hơn.
Bài viết vừa rồi đã đề cập đến những lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà 360 độ. Hy vọng, những thông tin mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn chia sẻ sẽ giúp ích trong quá trình dọn dẹp của bạn.
Tham khảo thêm một số mẫu cây lau nhà tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn.