Mong muốn của đa số các bà nội trợ là tiết kiệm điện để giảm chi tiêu trong gia đình. Thế nhưng, các chị lại thường có các nỗi sợ dẫn đến lãng phí không ngờ dưới đây. Cùng Điện Máy Chợ Lớn điểm qua 5 nỗi sợ này nhé!
1. Sợ cơm không kịp chín
Nhiều bà nội trợ hiện đại có thói quen nấu cơm từ sáng trước khi đi làm để trưa về cả nhà có cơm ăn ngay. Nhưng việc này không chỉ làm tốn nhiều điện hơn mà còn làm nồi cơm điện nhà bạn giảm tuổi thọ, hạt cơm cũng bị khô không ngon như lúc vừa chín tới.
Canh thời gian nấu cơm để ngắt điện khi vừa chín
Dù gì khi trở về nhà bạn cũng cần thời gian để nấu ăn và cả nhà cần nghỉ mệt trước khi ngồi vào bàn nên 30 phút đợi cơm chín là không lâu tí nào cả!
2. Sợ nhà “tối như nhà hoang”
Vì sợ người ngoài nhìn vào dị nghị nhà tối tâm, không sáng sủa, các bà nội trợ thường bật đèn ở cả những nơi không có ai trong nhà. Điều này không chỉ gây lãng phí điện mà nhiệt năng từ đèn tỏa ra còn làm không khí nhà bạn oi hơn.
Bật sáng đèn cả những khu vực không có người
3. Sợ chứa nhiều đồ ăn tốn điện
Tủ lạnh là đồ dùng đã rất quen thuộc với mỗi gia đình nhưng đa số các bà nội trợ vẫn thường hiểu sai về 2 điều dưới đây:
- Chứa nhiều đồ ăn gây tốn điện?
Thực tế là: đồ lạnh làm lạnh cho nhau. Khi bạn cho đồ ăn vào chiếc tủ trống, thời gian làm lạnh lâu hơn, nghĩa là thời gian tủ phải làm việc dài hơn, tất nhiên tốn nhiều điện năng hơn. Ngược lại, nếu chiếc tủ lạnh đã có sẵn đồ bên trong, khi cho thức ăn mới vào quá trình làm lạnh nhanh hơn nhờ nhiệt độ của những đồ đã có sẵn trong tủ truyền sang. Vì vậy lượng điện tiêu thụ thấp hơn. Tóm lại, chứa nhiều đồ ăn hơn không gây tốn điện hơn!
Chứa nhiều đồ ăn trong tủ không tốn nhiều điện như bạn nghĩ
- Lớp băng trong ngăn đông giúp giữ lạnh cho tủ?
Đúng là trong trường hợp cúp điện, lớp băng cũng góp phần giữ lạnh cho tủ lâu hơn. Nhưng khi không mất điện, lớp băng lại là nguyên nhân tiêu hao điện năng vì lớp băng dày sẽ cản luồng không khí lạnh làm lạnh đều trong tủ dẫn đến thời gian hoạt động lâu hơn.
Lớp băng dày làm cản luồng khí lạnh
Nếu tủ của bạn không tự rã đông thì bạn phải thường xuyên rả đông cho tủ, không để lớp băng dày quá 5cm.
4. Sợ phiền
Thông thường, theo thói quen sử dụng, đa số các bà nội trợ luôn để các thiết bị điện ở chế độ chờ mà không ngắt hẳn nguồn điện vì thấy bật đi bật lại nhiều lần trong ngày rất phiền.
Ngắt hẳn nguồn điện trên thiết bị để tiết kiệm điện
Thế nhưng nếu bạn chăm ngắt điện hơn thì mỗi ngày tiết kiệm được 24W ở ti vi, 108W ở lò vi sóng, 96W ở máy tính xách tay, … Chỉ tính trên 3 thiết bị này, mỗi ngày bạn tiết kiệm được 228W, 1 năm tiết kiệm được 83.220W – tương đương gần 100 ký điện.
5. Sợ tốn tiền máy lạnh
Vì sợ máy lạnh hoạt động 24/24 sẽ ngốn lượng điện lớn nên đa số các mẹ thường ngắt máy khi thấy nhiệt độ đủ mát, rồi khoảng một tiếng sau lại bật lên khi thấy phòng nóng trở lại. Nhưng thực chất, việc tắt – mở liên tục và phải làm lạnh từ đầu như vậy sẽ tốn nhiều điện hơn. Hơn nữa, nếu nhà có người già và trẻ nhỏ thì việc thay đổi nhiệt độ liên tục như vậy cũng không tốt cho sức khỏe tí nào.
Tắt – mở liên tục chỉ làm tốn điện nhiều hơn
Mong rằng một vài lưu ý trên này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một ít điện mỗi tháng, lợi nhà lại ích nước.
>>> Xem thêm: Điểm danh những máy lạnh tiết kiệm điện vượt trội cho gia đình bạn