Nhạc xuân xưa luôn mang đến cảm giác thân thuộc và ấm áp, gợi nhớ những mùa Tết truyền thống đầy yêu thương. Dưới đây là danh sách 20 bài nhạc xuân xưa bất hủ, giúp bạn đắm chìm vào giai điệu đầy cảm xúc. Cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Tổng hợp 20 bài nhạc xuân xưa bất hủ
Anh cho em mùa xuân là một bản tình ca dịu dàng, lãng mạn, được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc, phổ thơ bởi Kim Tuấn. Với những câu hát nhẹ nhàng: “Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…”, bài hát vẽ nên bức tranh mùa xuân tràn đầy tình yêu và hy vọng. Đây như một món quà âm nhạc gửi gắm tình cảm đến người thương yêu, mang đến niềm vui và hạnh phúc trong dịp đầu năm.
Anh cho em mùa xuân - Nguyễn Hiền & Kim Tuấn
Trích lời bài hát :
“Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn hè phố,
mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân, mùa xuân này tất cả,
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời, bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…”
Nhớ về một mùa xuân là ca khúc được sáng tác của Minh Kỳ - Lê Dinh, cùng thời điểm với “Cánh thiệp đầu xuân” và đều có mặt trong tuyển tập nhạc xuân mừng Tết Giáp Thìn 1964. Với giai điệu bolero ngọt ngào, bài hát mang lời cầu chúc hạnh phúc, bình an cho mọi nhà trong năm mới. Ca từ ấm áp, gần gũi đã giúp "Hạnh phúc đầu xuân" trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng nhạc xuân xưa.
Cánh thiệp đầu xuân - Minh Kỳ & Lê Dinh
Trích lời bài hát :
“Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong ghi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang
Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm…”
Đan áo mùa xuân là một trong những tác phẩm được sáng tác trước năm 1975 bởi nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Nhạc phẩm có âm hưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc, kể về hình ảnh người con gái đan chiếc áo trong mùa xuân se lạnh, gửi gắm tình cảm chân thành đến người yêu. Giai điệu da diết kết hợp với ca từ lãng mạn, bài hát đã trở thành giai điệu quen thuộc mỗi độ xuân về.
Đan áo mùa xuân - Phạm Thế Mỹ
Trích lời bài hát:
“Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ
là thôi em mong nhớ xuân này chàng có về?
Hỏi hoa hoa chẳng nói, hỏi mây mây lặng đứng.
Hỏi gió gió ngập ngừng, hỏi nắng nắng ngại ngùng.
Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến
người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng.
Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó
cho xác chết ngậm cười, cho nước mắt thôi rơi...”
Đón xuân là một trong những bài nhạc xuân xưa nổi bật của nhạc sĩ Phạm Đình Chương với giai điệu tươi vui, rộn ràng, mang đến cảm giác phấn khởi khi năm mới đến. Bài hát thể hiện niềm vui, hy vọng vào mùa xuân mới, khiến ai nghe cũng cảm thấy tâm hồn vui vẻ, yêu đời.
Đón xuân - Phạm Đình Chương
Trích lời bài hát :
“Xuân đã đến rồi,
gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh,
muôn loài chim hót vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười,
cho kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh Xuân đem vui với đời…”
Đón xuân này nhớ xuân xưa là nhạc phẩm được chắp bút bởi cố nhạc sĩ Châu Kỳ (Anh Châu), được phát hành vào khoảng cuối năm 1967 đến đầu năm 1968. Với giai điệu trầm buồn, Đón xuân này nhớ xuân xưa thể hiện sự hoài niệm của tác giả về tình yêu đã qua. Hình ảnh “xuân xưa” không chỉ là mùa xuân của những năm trước, mà còn ẩn dụ cho người con gái tác giả từng yêu nhưng vì thời cuộc nên cả hai phải chia xa. Câu hát “Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa. Một chiều Xuân ai đã hẹn hò…” không chỉ gợi lên nỗi tiếc nuối, mà còn trở thành biểu tượng trong lòng những người yêu nhạc xưa.
Đón xuân này (tôi) nhớ xuân xưa - Châu Kỳ (Anh Châu)
Trích lời bài hát:
“Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa
Một chiều xuân anh đã hẹn hò
Như ươm tình trong cánh hoa mơ
Đưa hương theo làn gió
Anh nói rằng nên viết thành thơ
Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa
Hẹn gặp nhau khi pháo giao thừa
Em đứng chờ anh dưới song thưa
Anh đi qua đầu ngõ
Hỏi nhau rằng xuân đã về chưa…”
Bài hát Đoản xuân ca là bài hát quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến xuân về, được sáng tác bởi nhạc sĩ Thanh Sơn. Bài hát mang đến không khí vui tươi, rộn ràng đặc trưng của mùa xuân. Lời ca đơn giản nhưng ý nghĩa, giai điệu bắt tai đã khiến bài hát này trở thành ca khúc không thể thiếu trong những ngày Tết.
Trích lời bài hát :
“Nghe Xuân sang thấy trong lòng mình chứa chan
Tiếng pháo vui vang đó đây ôi rộn ràng
Kìa mùa Xuân đang đến trước thềm
Gần xa nhịp nhàng Xuân đến
Nghe bước chân tô đẹp thêm.
Xuân ơi Xuân vẫn muôn đời yêu mến Xuân
Nhấp chén vui ta chúc nhau ly rượu mừng
Ngày đầu năm hạnh phúc phát tài
Người người gặp nhiều duyên may
Xuân thắm tươi Xuân nồng say…”
Gái xuân là một nhạc phẩm của nhạc sĩ Từ Vũ, được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà thơ Nguyễn Bính. Bài hát khắc họa vẻ đẹp người con gái hòa cùng sự tươi mới của mùa xuân. Với âm hưởng dân ca nhẹ nhàng, bài hát như một bức tranh sống động về mùa xuân trong lành và bình yên.
Gái xuân - Từ Vũ
Trích lời bài hát :
“Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân
Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân
Cô gái trông Xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân…”
Có thể nói, Minh Kỳ - Lê Dinh là bộ đôi nhạc sĩ sở hữu nhiều bài nhạc xuân nhất nhì Việt Nam. Tiếp nối những tác phẩm về xuân trước đó, Gác nhỏ đêm xuân ra đời, nói về sự háo hức của một cô gái khi thấy mùa xuân đến nhưng lại chuyển sang buồn bã vì đất nước vẫn còn chiến tranh nên không thể có cái tết trọn vẹn. Giai điệu trầm buồn cùng ca từ ý nghĩa giúp bài hát chạm đến trái tim người nghe, gợi lên những nỗi nhớ nhung và hoài niệm về ngày tháng chiến tranh.
Trích lời bài hát :
“Nhìn đôi bướm tung tăng trên cành lá
Tôi vui đón chờ, chờ tin Xuân thái hòa
nở trên khắp nơi như muôn hoa.
Bâng khuâng nhớ lại một mùa thương đã đi qua
Mùa Xuân ấy anh với tôi gặp gỡ
Đêm ba mươi giao thừa, niềm vui đến không bến bờ
Một căn gác nhỏ vùng ngoại ô thành đô
Nâng rượu mừng Xuân ước mơ…”
Khúc nhạc ngày xuân là một trong những tác phẩm nổi bật của nhạc sĩ Nhật Bằng, với giai điệu rộn ràng và tươi vui, mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc Jazz. Ca khúc như một bản nhạc mừng xuân, khắc họa không khí sôi động, phấn khởi của những ngày Tết. Những nốt nhạc vui tươi của bài hát khiến người nghe không chỉ cảm nhận được không khí náo nức, mà còn có thể hình dung được sự hào hứng, hạnh phúc lan tỏa khi mùa xuân đến.
Khúc nhạc ngày xuân - Nhật Bằng
Trích lời bài hát:
“Ngàn hoa thắm tươi hé môi mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang
Tính tang tính tang tiếng đàn vang lời ca mừng xuân vàng
về cùng ta hòa vui thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều múa nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân.
Xuân về chim hót ca, hoa nở tình thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng khúc bình minh đang reo vang…”
Ly rượu mừng là bản nhạc được sáng tác vào năm 1952 bởi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Bài hát mang đến những lời chúc Tết Nguyên đán ngọt ngào, mong mọi người được hạnh phúc và sống trong sự ấm no, giữa không gian đất nước thanh bình và tự do. Với điệu valse nhẹ nhàng, bài hát tạo nên không khí vui tươi, sống động của mùa xuân.
Trích lời bài hát:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Há a a a (lá là là lá la, là là lá la, là la lá la)
Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui
Á a a a (lá là là lá la, là là lá la, là la lá la)
Muôn lòng xao xuyến duyên đời…”
Mừng tuổi mẹ là một bài nhạc xuân xưa được sáng tác bởi nhạc sĩ Trần Long Ẩn, thể hiện tình cảm thiêng liêng của con cái đối với mẹ trong ngày Tết. Với giai điệu nhẹ nhàng, bài hát mang đậm tình cảm gia đình, vừa là lời chúc Tết, vừa là món quà tinh thần đầy ý nghĩa gửi đến người mẹ kính yêu.
Mừng tuổi mẹ - Trần Long Ẩn
Trích lời bài hát:
“Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay
như gió, như mây bay qua đời con,
như gió, như mây bay qua thời gian.
Ôi Mẹ của tôi!
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Mồ côi tội lắm ai ơi!
Đói cơm khát nước biết người nào lo…”
Mùa xuân của mẹ là một ca khúc được hợp soạn bởi nhóm sáng tác Trịnh Ngân Lâm, ra mắt vào cuối năm 1969 và đầu năm 1970. Giai điệu trầm lắng, da diết kết hợp với lời ca mộc mạc nhưng sâu sắc đã làm nổi bật sự hy sinh và tình yêu vô bờ bến của người mẹ. Bài hát là một lời tri ân của những người chiến sĩ trong thời chiến gửi đến người mẹ và mong muốn được hội ngộ mẹ khi hòa bình.
Trích lời bài hát:
“Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang
Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?...”
Mùa xuân đầu tiên là một trong những tuyệt phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Văn Cao viết về mùa xuân. Bài hát nói về sự hy vọng, tươi mới và khát vọng tự do trong bối cảnh đất nước đang chiến đấu chống lại thực dân. Bài hát gợi lên niềm tin vào một tương lai tươi sáng, khi mùa xuân – biểu tượng của sự sống và sự đổi mới – sẽ đem lại niềm vui, hy vọng và chiến thắng.
Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người, mang âm hưởng tươi mới, sôi động của mùa xuân. Với sự kết hợp giữa âm nhạc dân tộc và ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây, bài hát này đã trở thành một trong những ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Văn Cao.
Mùa xuân đầu tiên - Văn cao
Trích lời bài hát:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm…”
Mùa xuân đầu tiên là một ca khúc nhạc vàng nổi tiếng do nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác vào năm 1966, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Với giai điệu Boléro ngọt ngào, bài hát là một trong số ít ca khúc xuân khắc họa cảm xúc đoàn tụ của những người lính giữa thời chinh chiến. Lời ca không chỉ gợi lên nỗi nhớ mong da diết mà còn truyền tải niềm hân hoan, hạnh phúc khi những người xa cách được sum họp trong những ngày đầu xuân ấm áp. Mùa xuân đầu tiên đã trở thành một biểu tượng âm nhạc mang đậm dấu ấn của mùa xuân và tình cảm gia đình.
Trích lời bài hát:
“Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy
anh trở về thăm em
Bao lần ngồi thâu đêm
nghe mùa Xuân vừa đến
Em ơi hoa thắm rơi ngập đường
trời nắng xế vương vương
Lòng nhớ đến em luôn
khi chiều tàn chim gọi đàn
Em ơi đôi lúc nghe lòng buồn
trên sườn đồi thông xanh
Sương phủ đầy vai anh
canh tàn trăng mờ ánh
Long lanh sao rớt phương đầy trời
dòng cát trắng bao la
chờ sáng đến chim ca
cho đường dài cũng không xa..”
Cảm hứng sáng tác của nhạc sĩ Viễn Chinh cho bài hát "Mùa xuân trong thư em" bắt nguồn từ những kỷ niệm khi tác giả phụ trách việc thu thập thư từ học sinh gửi cho các chiến sĩ ngoài tiền tuyến vào dịp Tết đến xuân về. Nhớ lại những lá thư và các món quà như khăn thêu của nữ sinh tặng chiến sĩ, những cảm xúc này đã thôi thúc nhạc sĩ Viễn Chinh sáng tác nên các ca khúc "Thư xuân" và "Mùa xuân trong thư em", thể hiện tình cảm ấm áp và gắn bó giữa người dân miền Bắc và những người lính nơi chiến trường.
Mùa xuân trong thư em - Viễn Chinh
Trích lời bài hát:
“Thư viết từ miền xa
Gửi về em gái anh chưa quen mặt
Năm nay đơn vị anh vui đón xuân
Bằng những lời em gái viết trong thư.
Xuân núi rừng rộn vui
Mấy thằng khoe có khăn thêu em tặng
Những chiến binh đọc thư mi chớp nhanh
Hình như những gian truân giờ tiêu tan…”
Mùa xuân đó có em là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Việt Thu, được viết vào mùa xuân năm 1969 khi tác giả đang công tác tại Đài Phát thanh Quân đội ở Phú Thọ. Khi đó, nhạc sĩ lo lắng không thể về đón Tết cùng gia đình, và trong những phút giây chạnh lòng, tác giả nhớ lại mùa xuân năm 1965 – thời điểm tác giả kết hôn với vợ. May mắn thay, tác giả đã kịp về nhà vào những ngày cuối năm để sum vầy cùng vợ con. Ngồi bên cửa sổ, nhìn ánh nắng vàng nhạt của chiều 30 Tết, cảm hứng sáng tác bất ngờ đến với tác giả và ca khúc và ca khúc “Mùa xuân đó có em” được ra đời.
Trích lời bài hát:
“Nếu chiều nay lỡ hẹn không về
Thì xuân năm nay xuân sẽ buồn
Sẽ buồn hơn mấy cội mai già
Và mùa xuân quên mặc áo mới.
Hẹn hò xa xưa còn nguyên tất cả
Dành cho em tình yêu rất lạ
Dù sao anh cũng về
Mộng xuân đã chín đỏ
Bàn tay nâng niu hoa cúc
Bàn tay hiu hắt giọt lệ đầy…”
Ca khúc Mộng chiều xuân là một trong những tác phẩm nổi bật, góp phần làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Ngọc Bích, được ra mắt vào đầu thập niên 50. Với giai điệu tango dễ thương và ca từ du dương, bài hát đã chinh phục được trái tim của nhiều người yêu nhạc. Tuy nhiên, ít ai biết chính xác thời điểm và hoàn cảnh ra đời của ca khúc này bởi Ngọc Bích sống rất khép kín, ít chia sẻ với ai. Nhạc sĩ Ngọc Bích đã để bài hát lại như một món quà riêng, mong muốn người nghe tự cảm nhận và tạo nên câu chuyện riêng của mình từ giai điệu, thay vì chỉ theo câu chuyện mà tác giả kể.
Mộng chiều xuân - Ngọc Bích
Trích lời bài hát:
“Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ
Những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ
Mối tình đầu xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết vương theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày xuân…”
Nhớ về một mùa xuân là một sáng tác của nhạc sĩ Trần Trịnh, mặc dù năm sáng tác không được ghi rõ, nhưng ca khúc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Bài hát được viết khi tác giả đang ở xa quê hương, vào dịp Tết đến, lòng tác giả lại tràn ngập nỗi nhớ về người mẹ, về không khí tết ấm áp, và những hình ảnh thân thuộc của quê nhà. Với giai điệu nhẹ nhàng, bài hát đã khắc họa được những cảm xúc chân thật và thiêng liêng của một người con xa nhà trong dịp Tết.
Trích lời bài hát:
“Giờ này bên nhà mùa Xuân đã về
Bài nhạc xuân buồn hằng năm vẫn nghe
Mẹ ơi con vẫn không về
Ngày xưa chiến chinh điêu tàn
Giờ thì xa quê ngút ngàn
Ngập màu hoa nở, đỏ xanh tím vàng
Ngại ngùng xuân đầu mừng tôi mới sang
Mà nơi đây giữa quê người
Một tình xuân vẫn chia hai trời
Rượu nồng làm sao ấm môi…”
Tình tự mùa xuân là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Từ Công Phụng, ra đời vào những năm 1980. Bài hát thể hiện tình cảm chân thành giữa tác giả và người vợ thứ hai, bà Kim Ái. Dù trải qua không ít khó khăn trong cuộc sống, nhưng tình yêu và sự đùm bọc của họ luôn vững bền qua thời gian. Ca khúc được viết với những lời nhạc ngọt ngào, trìu mến, thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa hai người, dù trong những lúc gian khó nhất họ vẫn nắm tay nhau cùng vượt qua.
Tình tự mùa xuân - Từ Công Phụng
Trích lời bài hát :
“Em, lại đây với anh ngồi đây với anh trong cuộc đời này
Nghe thời gian lướt qua mùa xuân khẽ sang
Chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng.
Tay này tay nắm tay nhìn nhau đắm say như chưa bao giờ
Nghe chừng trong mắt nâu hồn anh đã tan
Thành mùa xuân ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta…”
Xuân đã về là một trong những bản nhạc xuân xưa nổi tiếng và được người dân Việt Nam vô cùng yêu thích. Bài hát được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác vào năm 1954, mang đến không khí rộn ràng, phấn khởi của mùa xuân. Với nhịp điệu 2/4 và giai điệu vui tươi, ca khúc đã trở thành biểu tượng cho mùa xuân, khắc họa sự hân hoan, sự sống mới và niềm hy vọng. Lời bài hát nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ hát, khiến cho "Xuân Đã Về" trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp Tết cổ truyền của người Việt.
Xuân đã về - Minh Kỳ
Trích lời bài hát :
“Xuân đã về, xuân đã về ! Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say
Xuân đã về, xuân đã về ! Ngàn hoa hé môi cười vui đón gió mới
Xuân đã về, xuân đã về ! Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân…”
Kết: Mỗi bài hát trong số 30 bản nhạc xuân xưa đều mang một câu chuyện riêng, từ những giai điệu vui tươi, rộn ràng đến những ca từ trầm buồn, đầy cảm xúc, tất cả đều làm nổi bật không khí ấm áp của mùa xuân và sự đoàn viên. Những tác phẩm này không chỉ là di sản âm nhạc quý giá mà còn là những ký ức, cảm xúc của người dân Việt Nam qua các thời kỳ. Dù thời gian có trôi qua, những ca khúc này vẫn mãi vang vọng, là phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, mang lại niềm vui, hy vọng và sự nhớ thương về một mùa xuân đầy ý nghĩa.
Việc sở hữu một chiếc tivi có chất lượng hình ảnh sắc nét cùng hệ thống loa âm thanh sống động là sự kết hợp hoàn hảo để mang đến không gian giải trí tuyệt vời trong những ngày lễ tết. Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là nơi chuyên cung cấp các dòng loa, tivi chính hãng, chất lượng tốt với giá cả cực kỳ phải chăng. Hãy đến Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn lựa chọn cho mình những sản phẩm tivi và loa phù hợp để các buổi tụ họp thêm phần sôi động và đáng nhớ!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.