Tết Nguyên đán có thể được coi là dịp lễ lớn nhất trong năm, gắn liền với nhiều nghi thức cúng bái quan trọng, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Mỗi lễ cúng mang một ý nghĩa riêng, phản ánh niềm tin, lòng biết ơn và ước nguyện của mọi người. Cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá ngay 8 lễ cúng ngày Tết trong bài viết này nhé!
Những lễ cúng ngày Tết quan trọng
Người Việt thường chuẩn bị kỹ lưỡng cho các lễ cúng trong dịp Tết. Dưới đây là danh sách các lễ cúng phổ biến và thời gian diễn ra:
Các lễ cúng ngày tết Nguyên đán của người Việt mang ý nghĩa sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong một năm mới nhiều may mắn, bình an cho gia đình. Sau đây là thông tin vụ thể hơn về 8 lễ cúng quan trọng.
Lễ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, Táo quân là ba vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Hàng năm, vào ngày này, các vị sẽ lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc làm trong năm qua của gia chủ.
Mâm cúng đưa ông Công, ông Táo về trời
Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp. Mâm cỗ cúng thường có mũ ông Công ông Táo (3 chiếc tượng trưng cho 2 ông 1 bà), xôi, gà luộc, bánh chưng hoặc bánh tét,... và đặc biệt là phải có cá chép (cá sống hoặc hình cá tượng trưng). Cá chép sống sau khi cúng sẽ được phóng sinh để các Táo có phương tiện về trời.
Cúng Tất niên là nghi lễ cúng ngày Tết quan trọng đánh dấu sự kết thúc của năm cũ. Lễ cúng này thường được thực hiện vào chiều hoặc tối ngày 30 tháng Chạp, khi mọi công việc bộn bề đã hoàn tất. Đây là thời điểm gia đình sum họp, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ gồm gà luộc, bánh chưng, nem rán, xôi, hoa quả,...
Không khí đầm ấm của lễ cúng Tất niên giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và cũng là dịp để dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ, chuẩn bị chào đón năm mới.
Lễ cúng rước ông bà diễn ra trước giao thừa, thường diễn ra vào chiều tối ngày 30 tháng Chạp. Đây là nghi thức mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Người Việt tin rằng, trong những ngày Tết, tổ tiên sẽ cùng hiện diện, ban phúc lành và bảo hộ cho gia đình.
Mâm cúng rước ông bà về ăn Tết
Mâm cúng rước ông bà thường đơn giản nhưng đầy đủ lễ nghi, bao gồm hoa quả, trà rượu, bánh chưng hoặc bánh tét. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính và biết ơn tổ tiên, giúp gia đình cảm nhận được sự kết nối tâm linh thiêng liêng trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ "Trừ tịch", diễn ra đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Lễ cúng thường được thực hiện ngoài trời để tiễn đưa các vị thần cai quản năm cũ và đón chào các vị thần mới. Mâm cúng thường có gà trống luộc, xôi gấc, bánh chưng, hoa quả và vàng mã.
Gia chủ sẽ thắp nhang, khấn vái cầu mong một năm mới bình an, may mắn và mọi sự hanh thông. Đây là nghi lễ cúng ngày Tết quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu mới với hy vọng và niềm tin tràn đầy.
Vào sáng mùng 1 Tết, các gia đình Việt Nam thực hiện lễ cúng Tân niên để chào đón năm mới, cầu mong cho gia đình một năm an khang, thịnh vượng. Mâm cúng Tân niên thường có hoa tươi, bánh kẹo, mứt Tết, bánh chưng hoặc bánh tét, trà và rượu. Không khí của buổi lễ mang đậm tinh thần hân hoan, tươi mới.
Mâm cúng Tân niên Mùng 1 Tết
Lễ cúng Chiêu Điện, Tịch Điện thường diễn ra vào ngày mùng 2 Tết. Đây là nghi thức cúng để mời ông bà về ăn cơm vào buổi sáng (cúng Chiêu Điện) và đưa tiễn ông bà đi nghỉ ngơi vào buổi chiều (cúng Tịch Điện). Mâm lễ cúng thường bao gồm các món ăn mặn hoặc chay với những món quen thuộc ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt heo, thịt gà, xôi, hoa quả, bánh kẹo,...
Khi làm lễ cúng Chiêu Điện, gia chủ sẽ cảm ơn công đức của ông bà tổ tiên và mời tổ tiên về thụ lễ. Sau khi hết tuần hương, gia chủ sẽ mang mâm cơm cúng cho cả nhà cùng ăn để xin lộc của ông bà, phù hộ cho con cháu không ốm đau, học hành tấn tới, làm ăn phát đạt.
Sau những ngày Tết sum vầy, các gia đình thường tổ chức lễ cúng hóa vàng (miền Nam thường gọi là cúng Tất) để tiễn đưa ông bà, tổ tiên về lại cõi âm. Lễ cúng ngày Tết này diễn ra tùy vào truyền thống của từng gia đình, có thể bắt đầu cúng từ Mùng 2 đến Mùng 10 tháng Giêng.
Mâm cúng hóa vàng (cúng Tất)
Mâm cúng hóa vàng gồm có mâm cỗ mặn (thường có gà vì gà tượng trưng cho sự hanh thông, tốt đẹp), hoa quả, vàng mã và nhang đèn. Sau khi khấn vái, gia chủ đốt vàng mã để gửi về cho tổ tiên. Đây là nghi thức cúng kết thúc Tết, vừa mang ý nghĩa tiễn biệt, vừa mong tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới.
Ngày mùng 10 tháng Giêng là thời điểm diễn ra lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa. Nghi thức cúng này đặc biệt quan trọng với những người làm kinh doanh, buôn bán. Lễ cúng diễn ra nhằm để gia chủ cầu xin Thần Tài và Thổ Địa ban phước cho công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi trong suốt cả năm.
Lễ vật cúng thường gồm thịt quay, bánh chưng, hoa quả, rượu và hương đèn. Với lòng thành kính và ước vọng sung túc, lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.
Những lễ cúng ngày tết Nguyên đán không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của người Việt mà còn là dịp để gia đình gắn kết, thể hiện sự tri ân với tổ tiên và các vị thần linh. Mỗi lễ cúng đều mang ý nghĩa thiêng liêng, giúp mọi người khởi đầu một năm mới đầy may mắn và niềm vui.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghi lễ quan trọng trong dịp tết Nguyên đán của dân tộc ta!
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là địa điểm uy tín để bạn sắm sửa các mặt hàng gia dụng, dụng cụ nhà bếp chất lượng cho dịp Tết này. Hiện nay, Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn cho các đồ dùng nhà bếp như nồi chiên - nồi nướng, nồi áp suất, dụng cụ nấu ăn, nồi lẩu điện,... thuộc nhiều thương hiệu khác nhau.
Các sản phẩm được bán với mức giá siêu ưu đãi cùng nhiều khuyến mãi cho quý khách thả ga mua sắm, vui vẻ đón xuân. Bạn hãy truy cập vào trang web dienmaycholon.com để tham khảo ngay những thiết bị phù hợp và trang bị cho gian bếp nhà mình để có thể nấu ăn dễ dàng, tiện lợi hơn nhé!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.