Cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng quản lý tiền hiệu quả
20Tác giả: Ái Trinh13708
Trong cuộc sống hiện đại, việc quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn có cuộc sống ổn định và thoải mái. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy bối rối khi không biết tiền của mình đã "bốc hơi" đi đâu vào cuối tháng. Chính vì thế, cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng là giải pháp tối ưu giúp bạn kiểm soát dòng tiền hiệu quả.
Hãy cùng khám phá các bước lập bảng chi tiêu đơn giản mà Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn gợi ý sau đây nhé!
Cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng
1. Lập bảng chi tiêu cá nhân có lợi ích gì?
Lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc quản lý tài chính và hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu tiết kiệm dài hạn nhanh chóng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà một kế hoạch chi tiêu phù hợp có thể mang đến:
Kiểm soát chi tiêu hiệu quả: Giúp bạn theo dõi các khoản thu và chi rõ ràng, dễ dàng phát hiện các khoản chi không cần thiết để cắt giảm trong tương lai.
Lên kế hoạch tiết kiệm dài hạn: Việc nhìn vào kế hoạch thu chi sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được số tiền mà bạn đang có cho mục tiêu dài hạn (du lịch, mua sắm, đầu tư...), từ đó tạo được thói quen tiết kiệm đều đặn.
Tránh tình trạng "vung tay quá trán": Bạn có thể điều khiển quá trình chi tiêu của mình để hạn chế chi tiêu vượt quá thu nhập, tránh rơi vào tình trạng nợ nần không đáng có.
Hỗ trợ quá trình đạt được mục tiêu tài chính: Trong bảng kế hoạch thu chi, bạn có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể (mua nhà, mua xe, du học,...) và theo dõi tiến độ tiết kiệm cho khoản đầu tư đó, từ đó duy trì động lực để bạn thực hiện kế hoạch tài chính một cách kỷ luật.
Đánh giá và cải thiện thói quen chi tiêu: Bạn có thể xem xét lại cách chi tiêu mỗi tháng thông qua các bảng kế hoạch để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách chi tiêu kịp thời sao cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế.
Lập bảng chi tiêu cá nhân có lợi ích gì?
Nhìn chung, cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng là phương pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, giúp chúng ta quản lý dòng tiền vào - ra một cách có kế hoạch, kỷ luật và kiểm soát tài chính tốt hơn.
2. Hướng dẫn cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng
Sau đây là các bước đơn giản để bạn có thể lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân 1 tháng một cách hiệu quả, phù hợp với thu nhập thực tế:
Bước 1: Xác định nguồn thu nhập
Bạn liệt kê đầy đủ các khoản thu nhập của bản thân, bao gồm tiền lương chính, tiền thưởng, thu nhập từ làm thêm, đầu tư hoặc các nguồn khác. Ví dụ:
Lương tháng: 10.000.000 VNĐ
Thưởng: 1.000.000 VNĐ
Thu nhập từ làm thêm: 2.000.000 VNĐ
⇒ Tổng hợp thu nhập hàng tháng = Tổng số tiền bạn nhận được trong tháng.
Bước 2: Liệt kê các khoản chi tiêu cố định
Xác định những khoản chi bắt buộc hàng tháng, những khoản chi này thường cố định và ít biến động, chẳng hạn như:
Tiền nhà/tiền thuê phòng;
Tiền điện, nước;
Tiền internet, điện thoại;...
Liệt kê các khoản chi tiêu cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà
Bước 3: Dự trù chi tiêu thiết yếu hàng ngày và các khoản chi tiêu linh hoạt
Xác định các khoản chi cần thiết để sinh hoạt và mua sắm (các khoản này có thể biến động giữa các tháng nên bạn có thể đưa ra một khoản đại khái):
Ăn uống;
Xăng xe/đi lại;
Mua sắm nhu yếu phẩm;
Giải trí, cà phê, xem phim;
Mua sắm quần áo, mỹ phẩm;
Du lịch hoặc các hoạt động khác;...
Bước 4: Thiết lập mục tiêu tiết kiệm
Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng, ví dụ như: Tiết kiệm: 2.000.000 VNĐ (20% thu nhập).
Thiết lập mục tiêu tiết kiệm của bạn bằng con số cụ thể
Bước 5: Tạo bảng chi tiêu hoàn chỉnh
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Excel, Google Sheets hoặc sổ tay để lập bảng chi tiết. Sau đây là mẫu bảng chi tiêu gợi ý với các phần cơ bản nhất:
NỘI DUNG CHI TIÊU
SỐ TIỀN (VNĐ)
Tổng thu nhập
13.000.000
Chi tiêu cố định
Tiền nhà
3.000.000
Điện, nước
500.000
Internet, điện thoại
300.000
Chi tiêu thiết yếu
Ăn uống
2.500.000
Xăng xe
500.000
Nhu yếu phẩm
1.000.000
Chi tiêu linh hoạt
Giải trí
1.000.000
Mua sắm
1.500.000
Tiết kiệm
2.000.000
Tổng chi tiêu
10.300.000
Số dư còn lại
2.700.000
Bước 6: Đánh giá và rút kinh nghiệm cuối tháng
Mỗi cuối tháng, bạn nên tổng kết chi tiêu của mình bằng cách xem lại từng khoản và tổng số tiền đã chi, xem xét và xác định những khoản chi không cần thiết và cắt giảm trong tháng sau nếu cần. Đồng thời, bạn cũng có thể đặt mục tiêu tiết kiệm mới trước khi tiến hành tạo bảng kế hoạch chi tiêu cho tháng kế tiếp.
Đánh giá và rút kinh nghiệm cuối tháng để điều chỉnh kế hoạch cho tháng kế tiếp
Bên cạnh việc lên kế hoạch bằng giấy bút hoặc các công cụ như Excel, Google Sheets thì bạn có thể tham khảo một số ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả hiện nay để tải và sử dụng dễ dàng trên điện thoại di động.
3. Tổng kết
Việc biết cách lập bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt các khoản thu chi mà còn xây dựng thói quen tài chính lành mạnh, hướng đến sự ổn định và phát triển lâu dài. Chỉ cần một chút thời gian mỗi tháng để lên kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi trong cách quản lý tiền bạc của mình. Đồng thời, đừng quên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch để bảng chi tiêu của bạn ngày càng hiệu quả hơn nhé!
Mua điện thoại di động tại Điện Máy Chợ Lớn để đọc nhiều thông tin online hữu ích mỗi ngày!
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể sở hữu chiếc điện thoại di động chính hãng với giá cả phải chăng để truy cập và đọc thêm nhiều tin tức hữu ích mỗi ngày. Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn là nơi hội tụ sản phẩm của những thương hiệu điện thoại nổi tiếng như: iPhone, Samsung, OPPO, Vivo, Xiaomi,... với mẫu mã đa dạng, giá cả cực tốt với nhiều chương trình giảm giá lớn.
Nhanh chóng đến các chi nhánh gần nhất để trải nghiệm trực tiếp và sở hữu chiếc điện thoại yêu thích thông qua những chương trình ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay.