Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh là bài khấn quan trọng khi đi lễ Mẫu tại các phủ, nhằm bày tỏ lòng thành và cầu mong sự bình an, tài lộc. Việc chuẩn bị lễ vật đúng cách và đọc văn khấn với tâm thành sẽ giúp bạn được Mẫu chứng giám, ban phước lành. Hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu bài khấn chuẩn và những lưu ý quan trọng khi dâng lễ Mẫu Liễu Hạnh.
Khấn Mẫu Liễu Hạnh để cầu mong ban phước, chứng giám
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương.
Hương tử chúng con xin kính lạy:
Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương “Tối Linh Chí Linh”!
Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên!
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn!
Mẫu Đệ Tam Thủy Cung!
Hương tử con là ……
Ngụ tại ……
Hôm nay là ngày …….
Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ
Chúng con trân trọng dâng lễ vật ……
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, Vua Cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng,
Tứ Phủ Vạn Linh, Hội Đồng Các Quan, Bát Bộ Sơn Trang, Thập Nhị Quan Hoàng,
Thập Nhị Chầu Cô, Thập Nhị Quan Cậu, Ngũ Lôi Thiên Tướng, Ngũ Hổ Thần Quan,
Thanh Bạch Xà Thần Linh, xin chấp kỳ lễ bạc chứng giám để chúng con được ban phúc: Gia đình hòa thuận, phúc lộc an khang, mọi sự như ý …
Chúng con chân thành kính lễ, cúi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương.
Chúng con thành tâm nhất kính cúi lạy Đức Hiệu Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Chúng con kính lạy Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, Mã Vàng Bồ Tát, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Chúng con kính lạy Đức Đệ Nhị Thượng Ngàn Sơn Tinh công chúa, sắc phong Lê Mại Đại Vương.
Chúng con kính lạy Đức Đệ Tam Thoải Phủ Xích Lân Công Chúa.
Chúng con kính lạy Tứ phủ Chầu Bà, Ngũ Vị Tôn Quan Cộng Đồng Các Quan, Tứ Phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu, Ngũ Hổ Đại Tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại Tướng.
Tín chủ con là:………………
Cùng đồng gia quyến đẳng, ngụ tại:……………
Ngày hôm nay, nhân Tiết Xuân Thiên Cát Nhật, ngày Đại Cát, giờ Đại An, chúng con đường xá xa xôi nhất tâm đến trước cửa Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy, lòng thành thắp nén hương thơm khấu đầu vọng bài, lòng thành khẩn, dạ thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin Mẫu lưu phúc lưu ân, bồi hộ độ trì cho gia đình con, từ đầu năm đến cuối năm, từ mùa này đến mùa khác không có hạn ách xâm phạm, Tám Tiết có điều lành ứng viên.
Cúi xin Mẫu anh linh, Mẫu gia hộ độ trì cho gia đình con già khỏe mạnh, trẻ được an bình, học hành chăm chỉ, có tài có chí, đạt danh đạt phận, Gia đạo thịnh vượng.
Chúng con nhất tâm nhất lễ, cúi xin Mẫu xót thương phù hộ bảo vệ cho gia đình con trong năm mới …. bình an muôn sự, đi xa về gần thuận lợi, có lộc cát tường.
Chúng con lòng thành kính cẩn, lễ bạc dâng tiến tấm lòng đoái sốt, xin Mẫu chứng nhận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin Mẫu cùng Chư Tiên tín hộ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem như một vị nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được thờ cúng và cầu xin để được phù hộ bình yên.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhân vật linh thiêng trong truyền thuyết Việt Nam, nổi tiếng vì đức tính hiếm có và là minh sư của bà Bà Đanh - một thần nữ được tôn kính ở miền Bắc Việt Nam.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem như một vị nữ thần
Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường giáng sinh để giúp dân an cư, phát triển sản xuất và thương mại. Trong dân gian có ba lần Thánh Mẫu giáng thế:
Lần giáng thế đầu tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Theo truyền thuyết, lần đầu bà đầu thai làm con gái của cặp vợ chồng lớn tuổi người Nam Định, cả hai luôn sống thiện lương dù đã ngoài 40 nhưng không có con. Rằm tháng Hai, họ được báo mộng Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ đầu thai làm con họ. Bà vợ sinh con gái vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Quý Sửu.
Cô bé được đặt tên Phạm Tiên Nga, nổi tiếng xinh đẹp và khéo léo, nhưng từ chối kết hôn để chăm sóc cha mẹ già yếu. Khi cha mẹ qua đời, nàng giúp đỡ dân lành khắp nơi và qua đời năm 1473, khi 40 tuổi, vào thời Hồng Đức.
Lần giáng thế thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Trong lần giáng thế thứ hai, bà là con gái của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc ở Nam Định, được đặt tên là Lê Giáng Tiên. Thánh Mẫu kết hôn cùng tiên sinh Trần Đào Lang, sinh đôi trai gái đặt tên Nhân và Hoà. Khi bà 21 tuổi (Đinh Sửu 1577), bà đột ngột qua đời dù không mắc bệnh tật gì.
Nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình
Lần giáng thế thứ ba của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Dân gian kể lại, do kiếp trước chưa hoàn thành và còn vương vấn nên năm Canh Dần (1650), bà giáng trần tại Tây Mỗ, Thanh Hoá, để kết duyên cùng tiên sinh Mai Thanh Lâm (tái kiếp từ ông Trần Đào Lang). Lần này, trong thời điểm loạn lạc của Trịnh Nguyễn phân tranh, Thánh Mẫu giúp đỡ dân khắp nơi, trừng trị kẻ ác và được nhân dân lập đền thờ tại quê.
Khi đi lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây:
Chuẩn bị lễ vật trước khi khấn lễ Mẫu Liễu Hạnh
Lưu ý, những lễ vật dâng Thánh Mẫu Liễu Hạnh nên là những đồ vật quý giá và tươi ngon để thể hiện sự kính trọng.
Thêm vào đó, bạn có thể dâng những lễ vật sau:
Khi dâng lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, hãy nhớ những điều sau:
Khấn lễ Mẫu Liễu Hạnh cần lưu ý một số điều quan trọng
Dâng lễ và đọc văn khấn Mẫu Liễu Hạnh không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với Mẫu. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện lễ khấn đúng chuẩn, mang lại sự linh ứng, bình an và may mắn cho bản thân và gia đình.
Khi đi lễ, hãy chuẩn bị đầy đủ lễ vật, giữ tâm thành kính để nhận được sự che chở từ Thánh Mẫu. Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.