Đền Cửa Ông một biểu tượng văn hóa và lịch sử của thành phố Cẩm Phả. Không chỉ hút khách bởi kiến trúc độc đáo, đền còn nổi bật với sự linh thiêng, chứa đựng niềm tin tâm linh sâu sắc của người dân. Cùng Điện Máy Chợ Lớn khám phá bài văn khấn đền Cửa Ông chuẩn xác nhất để dâng lên Đức Ông qua bài viết tổng hợp sau.
Bài văn khấn đền Cửa Ông cầu tài lộc, bình an
Vị thần chính của đền Cửa Ông là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng gia quyến, chính vì thế khi đến lễ tại đây, người ta sẽ đọc văn khấn lễ Đức Thánh Trần. Cụ thể văn khấn đền Cửa Ông như sau:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triệu tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ bá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiên.
– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh.
– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đầu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: ………….
Hôm nay ngày …. tháng ….. năm ….
Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Đây chính là bài văn khấn đền Cửa Ông đầy đủ và chuẩn xác nhất. Việc khấn vái chủ yếu là để thể hiện lòng thành kính, vậy nên nếu có điều kiện, bạn có thể thuê người khấn chuyên nghiệp. Tuy thế, điều quan trọng nhất vẫn là giữ tâm hồn thanh tịnh, hướng thiện và cầu những điều tốt đẹp.
Đền Cửa Ông được dựng lên để thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng – vị danh tướng có công lao to lớn trong công cuộc bảo vệ biên giới vùng Đông Bắc và chống giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Ngoài ra, đền còn thờ gia thất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các dũng tướng thời Trần như Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão.
Nổi tiếng linh thiêng, đền Cửa Ông là địa điểm tâm linh để cầu may mắn, bình an và tài lộc. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội đền Cửa Ông thu hút đông đảo du khách thập phương.
Với giá trị to lớn, năm 2017, đền Cửa Ông được công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Quảng Ninh, giúp du khách khám phá văn hóa, lịch sử và trải nghiệm giá trị tâm linh độc đáo.
Đức Ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
Đức Thánh Tam Hưng Nhượng Đại Vương là vị thánh linh thiêng và được nhân dân vô cùng tôn kính. Điều quan trọng nhất khi cúng lễ ở đền Cửa Ông là lòng thành tâm. Chính lòng thành tâm sẽ khiến Đức Thánh chứng giám và phù hộ cho công việc suôn sẻ.
Trước Đức Thánh Tam, văn khấn đền Cửa Ông nên cầu tài, lộc, sức khỏe, bình an và may mắn. Đền Cửa Ông không tiếp nhận việc cầu duyên, giải hạn, lễ căn, lễ quả.
Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch, trùng với Tết Nguyên đán. Lễ hội kéo dài suốt 3 tháng đến hết tháng 3 mới kết thúc. Vì vậy, bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng âm lịch, bạn đều có thể tham gia lễ hội ở đền Cửa Ông.
Chính hội tổ chức ngày mùng 3/2 âm lịch, đây là thời điểm lễ hội tưng bừng nhất. Không chỉ diễn ra lễ rước tượng mà còn có nhiều trò chơi dân gian tổ chức. Hội này được tổ chức 2 năm một lần, không thường niên.
Mọi người đi thăm quan đền Cửa Ông cầu may mắn, bình an và tài lộc
Quần thể đền Cửa Ông gồm cả đền và chùa vì vậy bạn nên chuẩn bị lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống để dâng lên các ban.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn nên chuẩn bị thêm các lễ như sau:
Tuy nhiên, du khách có thể tùy theo điều kiện của mình để chuẩn bị lễ vật. Điều đáng lưu ý nhất là lòng thành tâm hướng thiện khi viếng đền.
Chuẩn bị sắm vật lễ tại Đền Cửa Ông Quảng Ninh
Khi đi lễ ở Đền Cửa Ông, mọi người thường ghi những lời cầu mong may mắn lên Cửa Ngài tức là Đền Thượng trên đỉnh của quần thể di tích. Viết sớ cầu an ở phía phải chùa và sớ cầu tài lộc tại Cửa Mẫu – Chùa Hạ ngay chân đồi trong khu bãi gửi xe.
Đền Trung mới được khai khẩn khánh thành, thờ Sơn thần, Thủy thần và chính điện thờ Hoàng Cần là một thủ lĩnh địa phương. Đền Trung mang bia ký “Miếu thờ Hoàng tiết chế”, Tiết chế là một chức vụ quân sự trong quân đội xưa.
Khi đi lễ tại Đền Cửa Ông, bạn cần nhớ rằng trước tiên là làm lễ ở Miếu Quan Châu đó là một ngôi miếu nhỏ (bên trái chánh điện) thờ Quan Châu.
Để bày tỏ sự tôn kính và bảo vệ nét đẹp văn hóa tâm linh, khi đến thăm đền Cửa Ông Quảng Ninh, du khách cần chú ý những điều sau:
Lễ hội các ban tại Đền Cửa Ông Quảng Ninh
Bài viết trên đây trong chuyên mục Góc tư vấncủa Điện Máy Chợ Lớn cung cấp bài văn khấn đền Cửa Ông đầy đủ và chính xác nhất khi đi lễ. Hy vọng với thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức khấn vái tại đền Cửa Ông cũng như những điều cần chú ý khi đến thăm. Hãy dành thời gian viếng đền Cửa Ông để cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, đồng thời khám phá giá trị văn hóa và lịch sử của di tích này.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.