Trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, những trào lưu như “Tralalero Tralala” đã nhanh chóng chiếm lĩnh tâm trí giới trẻ, đặc biệt là Gen Z và Gen Alpha. Với hình ảnh một con cá mập ba chân mang giày Nike, nhảy múa theo điệu nhạc bắt tai, Tralalero Tralala đã trở thành biểu tượng của “Italian Brainrot” - một xu hướng meme hài hước, phi lý nhưng cực kỳ gây nghiện. Vậy Tralalero Tralala là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của nó ra sao? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết này nhé!
Tralalero Tralala là gì?
Tralalero Tralala là một nhân vật hư cấu xuất hiện lần đầu trên TikTok vào đầu năm 2025. Nhân vật này có hình dáng một con cá mập ba chân, mang giày Nike màu xanh, di chuyển trên bãi biển với những bước đi kỳ quặc, kèm theo câu nói đặc trưng “Tralalero Tralala”. Cụm từ này không mang ý nghĩa cụ thể mà chỉ là một chuỗi âm thanh vui nhộn, thường được lặp lại trong các video ngắn để tạo hiệu ứng gây cười và ám ảnh người xem.
Tralalero Tralala có hình dáng một con cá mập ba chân, mang giày Nike màu xanh
Nhân vật Tralalero Tralala là một phần của xu hướng “Italian Brainrot” - một trào lưu meme sử dụng hình ảnh và âm thanh do AI tạo ra, kết hợp với những câu nói hoặc âm thanh phi logic, mang tính chất “thối não” (brainrot*).
*Thuật ngữ “brainrot” được Oxford bình chọn là từ của năm 2024, ám chỉ những nội dung trực tuyến tầm thường, không có giá trị giáo dục nhưng lại gây nghiện và ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người xem.
Trào lưu Tralalero Tralala được cho là bắt nguồn từ một video trên TikTok, âm thanh gốc được gán cho tài khoản @burgermerda vào tháng 9 năm 2024. Tuy nhiên, một số nguồn khác lại cho rằng TikToker @eZburger401 mới là người đầu tiên lan truyền nhân vật này vào tháng 1 năm 2025. Video gốc của @eZburger401 nhanh chóng bị xóa, có thể do chứa nội dung thô tục và báng bổ do có cụm từ “porco Dio e porco Allah” (tạm dịch: “chúa và Allah đáng nguyền rủa”).
Sau đó, các tài khoản như @elchino1246 và @amoamimandy.1a tiếp tục lan truyền âm thanh này, kết hợp với hình ảnh AI-generated như cá mập mang giày hoặc chim bồ câu lai cá mập, khiến video đạt hàng triệu lượt xem.
Tralalero Tralala xuất phát từ nền tảng TikTok
Mặc dù là nhân vật trong vũ trụ có tên gọi “Italian Brainrot” nhưng Tralalero Tralala không thực sự liên quan trực tiếp đến văn hóa Ý thực tế mà thiên về một hình ảnh huyền thoại, mang phong cách Ý - Mỹ cường điệu. Cụm từ “Tralalero Tralala” bắt nguồn từ một hình thức hát dân gian Ý có tên “tralalero”, thường được trình diễn tại các lễ hội truyền thống châu Âu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh meme, cụm từ này được biến tấu thành một chuỗi âm thanh vô nghĩa, kết hợp với giọng nói AI từ ElevenLabs để tạo nên sự hài hước siêu thực và không có sự liên quan mật thiết đến văn hóa Ý.
Sự bùng nổ của Tralalero Tralala đến từ sự kết hợp giữa hình ảnh kỳ quái, âm thanh lặp lại gây ám ảnh và tính lan truyền trên các nền tảng như TikTok, YouTube và Roblox. Một video nổi bật của @amoamimandy.1a sử dụng hình ảnh cá mập mang giày với hiệu ứng CapCut Flame Explosion đã thu hút hơn 7 triệu lượt xem chỉ trong một tháng. Ngoài ra, các bản remix âm nhạc như phiên bản phonk của @dylaneficaz cũng góp phần đẩy mạnh độ phủ sóng của trào lưu này.
Tralalero Tralala và các nhân vật trong vũ trụ Italian Brainrot như Bombardiro Crocodilo, Ballerina Cappuccina, Tung Tung Tung Sahur,... thu hút giới trẻ bởi sự sáng tạo ấn tượng. Theo chuyên gia Fabian Mosele, trào lưu này giống như một “ngôn ngữ bí mật” của Gen Z và Gen Alpha, mang hơi hướng của phong trào punk (đề cao sự nổi loạn và mới lạ).
Tralalero Tralala nhận được sự yêu thích của nhiều người
Ngoài ra, tính chất hài hước siêu thực và sự lặp lại của âm thanh “Tralalero Tralala” khiến người xem dễ dàng bị “ám ảnh”, thậm chí ngân nga câu nói này hàng ngày. Theo The Guardian, nhiều trẻ em từ 3 - 6 tuổi có thể thuộc lòng các câu thoại và tên nhân vật trong vũ trụ Brainrot chỉ qua việc xem video, dù chưa biết đọc.
Tralalero Tralala không đứng một mình mà thuộc về một “vũ trụ” gồm nhiều nhân vật AI-generated kỳ quái, nổi bật như:
Tralalero Tralala là gì? Đó không chỉ là một con cá mập ba chân mang giày Nike mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo vô hạn. Từ một video TikTok đơn giản, Tralalero Tralala đã mở ra một vũ trụ Italian Brainrot đầy màu sắc, thu hút hàng triệu người trẻ trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh sự giải trí, phụ huynh và người dùng cần nhận thức về những tác động tiềm tàng của trào lưu này để đảm bảo cân bằng trong việc tiêu thụ nội dung số.
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.