Hiện tại, Shopee vẫn đang là nền tảng Thương mại điện tử dẫn đầu trên thị trường Việt Nam. Dường như không có đối thủ nào cạnh tranh được với Shopee cho đến khi nền tảng mua sắm Temu xuất hiện và được người dùng quan tâm đến. Cùng so sánh Temu vs Shopee để xem giữa hai nền tảng này đâu sẽ là nơi mua sắm đáp ứng được nhu cầu của người dùng Việt hơn.
So sánh Temu vs Shopee nền tảng nào vượt trội hơn
Shopee là nền tảng thương mại điện tử được ra mắt vào năm 2015 với mạng lưới rộng khắp Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Đây là nơi kết nối giữa người bán và người mua giúp thúc đẩy hoạt động mua bán Online trở nên dễ dàng hơn. Shopee cung cấp đa dạng mặt hàng với nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi Flash sale để người dùng mua sắm tiết kiệm hơn.
Shopee có mạng lưới hoạt động rộng khắp khu vực Đông Nam Á
Chỉ mới ra mắt vào năm 2022, nhưng Temu lại nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng trên toàn thế giới. Đầu tháng 10/2024, Temu mới chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Nền tảng này ngay lập tức chinh phục người dùng bởi chiến lược cung cấp đa dạng sản phẩm với giá bán hấp dẫn, phải chăng.
Temu đang dần bùng nổ tại thị trường Việt Nam
Đến hiện tại, Shopee vẫn là trang thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên dự kiến trong thời gian tới, Temu sẽ “đốt tiền” và tung ra chiến lược để chiêu mộ người bán, thực hiện bành trướng trên thị trường nhằm đánh bại Shopee.
Liệu rằng, Temu có thành công chinh phục người dùng hay sẽ phải lụi bại trước Shopee dày dặn kinh nghiệm? Cùng so sánh Temu vs Shopee trên nhiều yếu tố về mô hình bán hàng, chiến lược giá cả, thời gian giao hàng, hình thức thanh toán,... để có cái nhìn chi tiết hơn về hai nền tảng mua sắm này nhé.
Theo báo cáo, Temu có phạm vi hoạt động trên quy mô toàn cầu, phát triển mạnh ở các thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Hiện tại, Temu đang dẫn đầu về số lượng tải về trên toàn thế giới. Trong khi đó, Shopee hoạt động chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, Đài Loan và phát triển mạnh ở Brazil. Đến nay, Shopee vẫn đang đứng đầu về lượng truy cập trang web tại Đông Nam Á với 89 triệu lượt/mỗi tháng.
So sánh thị trường hoạt động Temu vs Shopee
Cả Shopee và Temu đều hướng đến phạm vi người dùng ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủ yếu sẽ tập trung vào người dùng trong độ tuổi trẻ từ 16 tới 35 tuổi. Ngoài ra, đối tượng mà Temu hướng đến là những người mua trên toàn cầu tìm kiếm sản phẩm giá rẻ.
Temu hoạt động với mô hình B2C (Business to Consumer) do đó trang web sử dụng nguồn hàng được cung cấp và vận chuyển trực tiếp từ các công ty Trung Quốc đến khách hàng trên toàn cầu. Nhờ việc loại bỏ trung gian, chi phí sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng được giảm đi đáng kể so với trước đây.
Trong khi đó, Shopee có mô hình bán hàng theo hình thức cả B2C (Business to Consumer) và C2C (Consumer to Consumer) với phạm vi sản phẩm rộng hơn. Nguồn hàng của Shopee đến từ các nhà cung cấp quốc tế và địa phương. Đặc biệt, Shopee cung cấp thêm dịch vụ Shopee Mall đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng và cao cấp đến tay người dùng.
So sánh Temu vs Shopee về nguồn hàng và mô hình kinh doanh
So sánh Temu vs Shopee có thể thấy được sự khác biệt khá lớn trong giao diện sử dụng giữa hai nền tảng này. Cụ thể, Shopee hoạt động với giao diện trực quan, gọn gàng và được sắp xếp hợp lý để ai cũng có thể sử dụng. Bên cạnh đó, nền tảng còn đưa ra các gợi ý sản phẩm khôn khéo để kích thích hành vi mua sắm của người dùng.
Trong khi đó, khi truy cập vào Temu, người dùng sẽ phải choáng ngợp trước hàng loạt pop-up chương trình giảm giá, khuyến mãi với các dòng chữ đan xen rối mắt. Mặc dù có giao diện lòe loẹt và không mấy chỉn chu, nhưng Temu vẫn đi ngược số đông và được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm.
Giao diện Shopee được đánh giá cao hơn Temu
Một ưu điểm khiến Temu được quan tâm nhiều chính là chiến lược giá cả của nền tảng. Theo đó, vì hàng hóa trên sàn được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất nên có giá siêu rẻ. Bên cạnh đó, Temu còn có nhiều chương trình giảm giá lớn và chương trình affiliate mạnh để thúc đẩy người dùng mua sắm.
Trong khi đó, giá cả trên Shopee có phần đa dạng và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ người bán hơn. Tuy nhiên, để người dùng mua sắm tiết kiệm hơn, Shopee đã tung ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng (9.9, 10.10, 11.11, 12.12,...) và loạt voucher siêu khủng, hoàn xu,...
Shopee tung ra chương trình sale ngày đôi hàng tháng
So sánh Temu vs Shopee về phương thức thanh toán, Temu có nhược điểm là chỉ cho phép thanh toán trực tuyến mà không có thanh toán khi nhận hàng. Điều này là điểm hạn chế khá lớn, đặc biệt đối với thị trường Đông Nam Á đã quen với hình thức COD. Ngược lại, Shopee cung cấp đa dạng hình thức thanh toán cả tiền mặt, trực tuyến địa phương và quốc tế.
Temu vẫn chưa hỗ trợ thanh toán bằng tiền mặt
Bên cạnh mức giá cạnh tranh, Temu còn được chú ý với chính sách miễn phí vận chuyển, cho phép trả hàng trong vòng 90 ngày. Đặc biệt, Temu còn xây dựng hệ thống logistics riêng biệt giúp tối ưu quy trình xử lý đơn hàng. Tuy nhiên thời gian giao hàng trên sàn có thể lâu do vận chuyển quốc tế. Trong khi đó, Shopee có thời gian vận chuyển nhanh chóng hơn Temu, đặc biệt là ở trong nước và khu vực Đông Á.
Temu ghi điểm với dịch vụ giao hàng miễn phí
Trên sàn thương mại Temu chỉ tập trung vào mục đích mua bán hàng hóa, trong khi Shopee lại được cung cấp nhiều tính năng xã hội như Shopee Games, Shopee Live,... Nhờ có các tính năng bổ sung này, người dùng có thể vừa giải trí vừa tối ưu được trải nghiệm mua sắm tiết kiệm hơn.
So sánh Temu vs Shopee có thể thấy mỗi nền tảng mang đến một thế mạnh riêng. Trong khi Temu dùng chiến lược giá rẻ để thu hút khách hàng, thì Shopee với kinh nghiệm dày dặn đã tạo dựng được sự yêu thích và tin cậy lớn từ người dùng trên nhiều quốc gia.
Một chiếc điện thoại với màn hình rộng lớn, cấu hình ổn định sẽ hỗ trợ người dùng rất nhiều trong quá trình mua sắm trên các sàn thương mại Temu, Shopee. Tại Điện Máy Chợ Lớn, các dòng điện thoại chính hãng đang được bán với giá rẻ hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường. Không chỉ vậy, Siêu Thị còn tặng kèm nhiều phần quá giá trị khác khi mua hàng.
Đồng thời, Siêu Thị còn cung cấp nhiều dịch vụ hậu mãi tiện ích giúp người dùng mua sắm tiết kiệm hơn như miễn phí giao hàng tận nhà, trả góp 0% lãi suất, bảo hành chính hãng, hoàn tiền chênh lệch nếu siêu thị khác rẻ hơn,... Còn chần chờ gì nữa, chốt đơn tại Điện Máy Chợ Lớn ngay hôm nay để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất nhé!
Bài viết này có giúp ích cho bạn không?
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.