Cách tính điểm xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội năm 2025
Tác giả: Lê LinhNgày cập nhật: 13/05/202526Tác giả: Lê Linh15570
Năm 2025, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển tài năng nhằm thu hút những thí sinh xuất sắc trên cả nước. Điểm xét tuyển sẽ được tổng hợp từ ba yếu tố: Học lực, thành tích cá nhân và điểm thưởng. Cùng tìm hiểu chi tiết cách tính điểm xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội mới nhất năm 2025 qua bài viết dưới đây.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng phương thức xét tuyển tài năng
1. Cách tính điểm xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội năm 2025
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố Quyết định số 3560/QĐ-ĐHBK, quy định phương thức xét tuyển tài năng dành cho tuyển sinh đại học chính quy bắt đầu từ năm 2025. Với cách tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm HSNL = Điểm học lực + Điểm thành tích + Điểm thưởng
Trong đó:
Điểm học lực tối đa 40 điểm
Điểm thành tích tối đa 50 điểm
Điểm thưởng tối đa 10 điểm
Điểm xét tuyển tài năng Bách Khoa dựa vào điểm học lực, điểm thành tích, điểm thưởng
Cách tính điểm học lực
Điểm học lực của thí sinh sẽ được xác định dựa trên trung bình cộng điểm của 6 học kỳ ở bậc THPT (lớp 10 đến lớp 12), tính theo các môn thuộc tổ hợp K01 mà Trường Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Kết quả này được lấy từ học bạ và đóng vai trò quan trọng trong xét tuyển theo phương thức Xét tuyển tài năng:
Thí sinh sẽ được cộng điểm thành tích dựa trên các giải thưởng, chứng chỉ hoặc thành tích cá nhân đã khai báo trên hệ thống xét tuyển. Tổng điểm tối đa cho phần này là 50, nếu tổng điểm vượt quá mức đó thì cũng chỉ được tính tối đa là 50 điểm. Các tiêu chí để xét điểm thành tích và thang điểm cụ thể sẽ được quy định rõ trong bảng hướng dẫn kèm theo.
STT
Thành tích
Điểm
1. Thành tích tại kỳ thi HSG
1.1
Giải Nhất quốc gia trở lên
50
1.2
Giải Nhì quốc gia
45
1.3
Giải Ba quốc gia
40
1.4
Giải Khuyến khích quốc gia
35
1.5
Giải Nhất tỉnh
30
1.6
Giải Nhì tỉnh
25
1.7
Giải Ba tỉnh
20
1.8
Giải Khuyến khích tỉnh
15
2. Thành tích tại cuộc thi KHKT
2.1
Giải quốc tế
50
2.2
Giải Nhất quốc gia
45
2.3
Giải Nhì quốc gia
40
2.4
Giải Ba quốc gia
35
2.5
Giải Tư/Khuyến khích quốc gia
30
2.6
Giải Nhất tỉnh
25
2.7
Giải Nhì tỉnh
20
2.8
Giải Ba tỉnh
15
3. Thành tích tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
3.1
Tham gia vòng thi năm
50
3.2
Tham gia vòng thi quý
40
3.3
Tham gia vòng thi tháng
30
4. Học hệ chuyên quy định tại Điều 4, khoản 1, mục d
4
Học hệ chuyên
20
Cách tính điểm thưởng
Điểm thưởng được quy đổi từ các thành tích học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động phong trào mà chưa được tính vào điểm thành tích trước đó. Các minh chứng có thể bao gồm chứng chỉ ngoại ngữ, giải thưởng năng khiếu, thành tích thể thao – văn nghệ, hay giấy khen liên quan đến công tác xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.
Những minh chứng này phải do tổ chức hợp pháp tại Việt Nam cấp trong thời gian học THPT (lớp 10 đến lớp 12) và có đóng dấu đỏ xác nhận. Tổng điểm thưởng không vượt quá 10, nếu lớn hơn, sẽ được quy đổi về mức tối đa này.
STT
Nội dung thành tích khác (Trừ các thành tích đã được tính trong điểm Thành tích)
Điểm thưởng
1
Kỳ thi Học sinh giỏi
1.1
Giải Nhất quốc gia trở lên
8
1.2
Giải Nhì quốc gia
7
1.3
Giải Ba quốc gia
6
1.4
Giải Khuyến khích quốc gia
5
1.5
Giải Nhất tỉnh
4
1.6
Giải Nhì tỉnh
3
1.7
Giải Ba tỉnh
2
1.8
Giải Khuyến khích tỉnh
1
2
Cuộc thi khoa học kỹ thuật
2.1
Giải quốc tế
8
2.2
Giải Nhất quốc gia
7
2.3
Giải Nhì quốc gia
6
2.4
Giải Ba quốc gia
5
2.5
Giải Tư/Khuyến khích quốc gia
4
2.6
Giải Nhất tỉnh
3
2.7
Giải Nhì tỉnh
2
2.8
Giải Ba tỉnh
1
3
Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
3.1
Tham gia vòng thi năm
5
3.2
Tham gia vòng thi quý
4
3.3
Tham gia vòng thi tháng
3
3.4
Tham gia vòng thi tuần
2
4
Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc tương đương
4.1
8.0 trở lên
7
4.2
7.5
6
4.3
7.0
5
4.4
6.5
4
4.5
6.0
3
4.6
5.5
2
4.7
5.0
1
5
Các giải thưởng về năng khiếu, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
5.1
Giải Nhất quốc gia/Huy chương vàng trở lên
6
5.2
Giải Nhì quốc gia/Huy chương bạc
5
5.3
Giải Ba quốc gia/Huy chương đồng
4
5.4
Giải Nhất tỉnh/Huy chương vàng
3
5.5
Giải Nhì tỉnh/Huy chương bạc
2
5.6
Giải Ba tỉnh/Huy chương đồng
1
6
Các khen thưởng về hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng
2. Một số câu hỏi thường gặp về phương thức xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội
Thời gian xét tuyển tài năng Bách Khoa diễn ra từ ngày mấy?
Từ ngày 15/5/ 2025, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức triển khai quy trình đăng ký và xét tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng dành cho các thí sinh đủ điều kiện. Đây là thời điểm quan trọng để các ứng viên chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đăng ký nguyện vọng đúng hạn.
Thí sinh xét tuyển tài năng Bách Khoa được đăng ký mấy nguyện vọng?
Mỗi thí sinh được phép lựa chọn tối đa 3 nguyện vọng tương ứng 3 chương trình đào tạo để đăng ký xét tuyển, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là cao nhất).
Mỗi thí sinh được phép lựa chọn tối đa 3 nguyện vọng
Các phương thức xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai phương thức xét tuyển tài năng với ba hình thức chính như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập kết hợp phỏng vấn (áp dụng cho thí sinh có học lực nổi bật trong quá trình học THPT).
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, A-Level, AP, IB,… phù hợp với yêu cầu từng chương trình đào tạo.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả các cuộc thi học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Việc hiểu rõ cách tính điểm xét tuyển tài năng Bách Khoa Hà Nội sẽ giúp thí sinh chủ động chuẩn bị hồ sơ và nâng cao khả năng trúng tuyển. Với cơ chế đánh giá toàn diện, trường tạo điều kiện cho những bạn có học lực tốt và nhiều thành tích nổi bật.
Đừng quên theo dõi Góc tư vấn của Điện Máy Chợ Lớn để cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPTQG bạn nhé!