Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, "startup" đã trở thành một từ khóa quen thuộc xuất hiện khắp nơi trên các trang báo hay hội thảo kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá start up là gì, có khác biệt so với các doanh nghiệp truyền thống và những điều bạn cần biết nếu muốn bước chân vào lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức này.
Start up là gì?
Theo định nghĩa phổ biến, startup là một công ty hoặc dự án mới thành lập, thường được khởi xướng bởi một nhóm nhỏ người sáng lập với mục tiêu phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trên thị trường. Khác với các doanh nghiệp thông thường, startup thường hoạt động với mục tiêu tăng trưởng nhanh và mở rộng quy mô trong thời gian ngắn.
Startup là một công ty hoặc dự án mới thành lập, thường được khởi xướng bởi một nhóm nhỏ người sáng lập
Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ "startup" bắt nguồn từ nước Mỹ, gắn liền với Thung lũng Silicon - cái nôi của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook hay Apple trong những ngày đầu thành lập. Từ "start" (bắt đầu) và "up" (phát triển) đã phần nào phản ánh bản chất của mô hình này: khởi đầu từ con số 0 và hướng tới sự bứt phá.
Startup (khởi nghiệp) không chỉ là một khái niệm kinh doanh mà còn đại diện cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và khát vọng. Đây là xu hướng mà nhiều người trẻ đang theo đuổi để biến ý tưởng thành hiện thực.
Đặc điểm nổi bật mà một công ty khởi nghiệp thường có là:
Để hiểu rõ hơn start up là gì, chúng ta cần phân biệt nó với các doanh nghiệp truyền thống. Dù cả hai đều là mô hình kinh doanh nhưng cách tiếp cận và mục tiêu của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
START UP | DOANH NGHIỆP |
---|---|
Tập trung vào sáng tạo và đổi mới, thường phát triển sản phẩm/dịch vụ chưa từng có trên thị trường. | Hoạt động dựa trên mô hình đã được chứng minh (tức đã có nhiều doanh nghiệp tương tự hoạt động trước đó) nên ít rủi ro hơn. |
Quy mô ban đầu nhỏ nhưng có tiềm năng mở rộng lớn nếu thành công. | Mục tiêu là duy trì sự ổn định và lợi nhuận đều đặn, không nhất thiết phải mở rộng nhanh. |
Ví dụ: Airbnb ra đời với ý tưởng cho thuê nhà ở từ người dân thay vì khách sạn truyền thống. | Ví dụ: Một cửa hàng tạp hóa hay tiệm bánh. |
Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất của hai loại hình kinh doanh này nằm ở tư duy. Trong khi doanh nghiệp truyền thống ưu tiên sự an toàn và bền vững thì startup có thể chấp nhận rủi ro để đổi lấy cơ hội bứt phá. Hiểu được sự khác biệt này sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về start up là gì và liệu nó có phù hợp với mục tiêu của bạn hay không.
Các giai đoạn phát triển của một startup
Mỗi doanh nghiệp startup đều trải qua nhiều giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn đều mang những đặc trưng, thách thức riêng. Dưới đây là các bước cơ bản mà hầu hết startup đều phải trải qua:
Đây là bước khởi đầu, lúc nhóm sáng lập hình thành ý tưởng và xác định vấn đề cần giải quyết. Họ nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu khách hàng để đảm bảo ý tưởng hoạt động khả thi cho doanh nghiệp. Ví dụ, khi Dropbox ra đời, nhà sáng lập nhận thấy nhu cầu lưu trữ đám mây tiện lợi mà chưa ai đáp ứng tốt.
Sau khi có ý tưởng, startup bắt đầu xây dựng sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, thường gọi là MVP (Minimum Viable Product - sản phẩm khả dụng tối thiểu). Đây là phiên bản đơn giản để thử nghiệm thị trường. Nếu thành công, họ sẽ thu hút được người dùng đầu tiên và đôi khi là vốn từ các nhà đầu tư nhỏ.
Khi sản phẩm được đón nhận thì startup tập trung mở rộng quy mô. Đây là lúc họ gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) để phát triển đội ngũ, cải tiến sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Nhiều startup nổi tiếng như Tesla đã bứt phá trong giai đoạn này.
Sau khi đạt được thành công nhất định, startup có thể trở thành một công ty lớn (như Google) hoặc được mua lại bởi các tập đoàn khác (như Instagram bị Facebook thâu tóm). Tuy nhiên, không phải start up nào cũng đến được giai đoạn này.
Hiểu rõ các giai đoạn phát triển trên sẽ giúp bạn hình dung hành trình của một startup và có sự chuẩn bị tốt hơn nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp.
Đặc điểm nổi bật của một startup thành công
Không phải công ty khởi nghiệp nào cũng có thể đạt được thành công vì sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, khi quan sát những cái tên startup nổi bật như Tesla, SpaceX hay Shopee, chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy giữa chúng có những đặc điểm chung đáng chú ý như sau:
Những đặc điểm này không chỉ giúp công ty khởi nghiệp tồn tại mà còn tạo nên sự khác biệt trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Dù là một mô hình đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp startup cũng đối mặt với vô số khó khăn, điển hình là:
Ví dụ, một startup công nghệ có thể ra mắt ứng dụng tuyệt vời cho người dùng, nhưng nếu không đủ tiền quảng bá hoặc không hoàn thiện sao cho phù hợp để giữ chân người dùng thì nó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Đây là thực tế mà bất kỳ ai muốn tham gia lĩnh vực này cần đối mặt.
Qua bài viết này, chúng ra đã tìm hiểu rõ hơn về start up là gì. Nhìn chung, đây là một mô hình kinh doanh sáng tạo, đầy tiềm năng nhưng cũng không thiếu những rủi ro. Đôi khi chỉ khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé, startup có thể ảnh hưởng đến nhiều thị trường ở nhiều quốc gia nếu được dẫn dắt đúng cách. Nếu bạn đang ấp ủ một ý tưởng độc đáo, hãy bắt đầu tìm hiểu thêm và bước vào hành trình đầy thú vị này ngay hôm nay!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.