Ngành kiến trúc là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp khi ra trường
Tác giả: Chúc LamNgày cập nhật: 23/06/2025317Tác giả: Chúc Lam16571
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhu cầu thiết kế không gian sống ngày càng được quan tâm, ngành kiến trúc đang trở thành lựa chọn đầy tiềm năng dành cho những bạn trẻ đam mê sáng tạo, yêu thích cái đẹp. Vậy ngành học này là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp ra sao sau khi tốt nghiệp? Cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!
Ngành kiến trúc là gì?
1. Ngành kiến trúc là gì?
Ngành kiến trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo và khoa học kỹ thuật, chuyên về thiết kế và xây dựng các công trình như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, không gian công cộng,… Với vai trò trung tâm trong việc định hình không gian sống, kiến trúc sư không chỉ là người tạo ra bản vẽ mà còn đồng hành xuyên suốt quá trình từ phác thảo ý tưởng, lên phương án thiết kế đến giám sát thi công và hoàn thiện từng chi tiết công trình.
Ngành kiến trúc kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo và khoa học kỹ thuật
Làm việc trong ngành kiến trúc đòi hỏi sự hài hòa giữa trí tưởng tượng phong phú và kiến thức chuyên môn vững chắc. Một kiến trúc sư giỏi cần hiểu sâu về vật liệu, kết cấu, công nghệ xây dựng, đồng thời nắm bắt dòng chảy của lịch sử và văn hóa để tạo nên những công trình không chỉ đẹp mà còn mang tính biểu tượng.
2. Ngành kiến trúc học gì?
Ngành kiến trúc không chỉ dừng lại ở việc thiết kế nhà cửa mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội hiện đại. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị nền tảng lý thuyết đến kỹ năng thực hành, sẵn sàng tham gia vào các dự án quy mô lớn trong tương lai:
Thiết kế kiến trúc: Tổ chức không gian, lựa chọn vật liệu phù hợp và ứng dụng công nghệ thi công hiện đại để tạo nên những công trình vừa an toàn, vừa giàu tính thẩm mỹ, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng thực tế.
Ngành kiến trúc trang bị nền tảng lý thuyết và kỹ năng thực hành
Lịch sử và lý thuyết kiến trúc: Khám phá các trường phái kiến trúc qua từng giai đoạn lịch sử và tìm hiểu các lý thuyết thiết kế hiện đại, từ đó hình thành tư duy sáng tạo và bản sắc riêng trong từng bản vẽ.
Kỹ thuật xây dựng: Trang bị kiến thức về kết cấu công trình, hệ thống kỹ thuật như điện, nước, thông gió,… giúp đảm bảo công trình vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả.
Quy hoạch đô thị: Tiếp cận các nguyên lý quy hoạch và thiết kế đô thị bền vững, hướng đến mục tiêu tạo lập không gian sống văn minh, xanh và hài hòa với thiên nhiên.
Kỹ năng vẽ tay & phần mềm thiết kế: Rèn luyện khả năng thể hiện ý tưởng qua bản vẽ tay sinh động và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, Revit, SketchUp,…
3. Những tố chất cần có khi học ngành kiến trúc
Để theo đuổi ngành kiến trúc, người học không chỉ đam mê thiết kế mà còn phải sở hữu những tố chất phù hợp:
Khả năng sáng tạo: Giúp bạn thổi hồn vào từng thiết kế, biến ý tưởng tưởng thành những công trình độc đáo và đầy cảm hứng.
Nền tảng kỹ thuật và khoa học vững chắc: Một kiến trúc sư không thể thiếu kiến thức về kết cấu, vật liệu, công nghệ thi công và phần mềm thiết kế chuyên dụng như AutoCAD, Revit hay SketchUp. Đây chính là công cụ để hiện thực hóa mọi ý tưởng.
Cần có nền tảng kỹ thuật vững chắc khi học ngành kiến trúc
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Bạn sẽ thường xuyên phải trao đổi với khách hàng, cộng tác với kỹ sư, kỹ thuật viên và các chuyên gia khác. Giao tiếp hiệu quả và tinh thần hợp tác sẽ giúp dự án vận hành trơn tru.
Tính kiên trì và nhẫn nại: Mỗi công trình kiến trúc đều đòi hỏi thời gian dài để nghiên cứu, thiết kế, chỉnh sửa và thi công. Bạn cần sự bền bỉ để không bỏ cuộc giữa chừng.
Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Tư duy logic kết hợp với sự linh hoạt là yếu tố giúp bạn vượt qua trở ngại trong quá trình thiết kế.
Sự tỉ mỉ, chú trọng chi tiết: Một bản thiết kế hoàn hảo được tạo nên từ nhiều chi tiết nhỏ. Chính sự chỉn chu, cẩn thận trong từng nét vẽ sẽ tạo nên chất lượng và giá trị của công trình cuối cùng.
4. Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành kiến trúc
Tốt nghiệp ngành kiến trúc, bạn sẽ không chỉ giới hạn trong vai trò kiến trúc sư thiết kế nhà ở như nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, sinh viên ngành này có thể lựa chọn đa dạng hướng đi nghề nghiệp, từ thiết kế, quản lý đến tư vấn chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực:
Kiến trúc sư thiết kế: Làm việc tại các công ty thiết kế, tư vấn kiến trúc, đảm nhiệm vai trò sáng tạo bản vẽ và phát triển ý tưởng cho nhà ở, biệt thự, tòa nhà cao tầng, resort, công trình công cộng,...
Ngành kiến trúc mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên
Chuyên gia quy hoạch đô thị - nông thôn: Tham gia vào các dự án quy hoạch không gian sống, khu đô thị, khu công nghiệp hoặc các dự án hạ tầng cộng đồng, hướng đến phát triển đô thị bền vững.
Thiết kế nội - ngoại thất: Nếu yêu thích sự chi tiết và nghệ thuật bài trí không gian, bạn có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế nội thất cho nhà ở, văn phòng, showroom, quán cà phê,…
Giám sát thi công công trình: Trở thành cầu nối giữa bản thiết kế và thực tế thi công, đảm bảo công trình được xây dựng đúng theo bản vẽ, đúng tiến độ và an toàn.
Tư vấn kiến trúc và xây dựng: Làm việc độc lập hoặc tại các đơn vị tư vấn đầu tư - xây dựng, cung cấp giải pháp thiết kế và tối ưu chi phí cho các chủ đầu tư.
Ngành kiến trúc cung cấp giải pháp thiết kế và tối ưu chi phí cho chủ đầu tư
Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước: Tham gia vào các phòng ban quy hoạch - kiến trúc - xây dựng tại địa phương, góp phần hoạch định chính sách phát triển đô thị, nhà ở và hạ tầng.
Giảng dạy và nghiên cứu: Nếu có đam mê học thuật, bạn có thể theo đuổi con đường giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc làm nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc - quy hoạch.
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ, các kiến trúc sư trẻ còn có thể làm việc tự do (freelancer), nhận dự án trong và ngoài nước, hoặc phát triển startup trong lĩnh vực thiết kế - xây dựng.
5. TOP trường đào tạo ngành kiến trúc tại Việt Nam
Ngành kiến trúc thu hút đông đảo bạn trẻ nhờ tính sáng tạo và triển vọng nghề nghiệp rộng mở. Tại Việt Nam, nhiều trường đại học uy tín đang đào tạo chuyên sâu ngành này với thế mạnh về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại cùng cơ hội việc làm đa dạng sau tốt nghiệp:
Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành kiến trúc mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn đã tổng hợp đến người dùng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hành trang để theo đuổi đam mê và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai.