Bạn từng nghe đến các cụm từ “Brainrot” khi lướt mạng xã hội nhưng không hiểu rõ Brainrot là gì? Đây là một thuật ngữ đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng Gen Z, liên quan đến những nội dung hài hước, kỳ lạ và đôi khi “vô tri” trên internet. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc và ảnh hưởng của Brainrot trong văn hóa mạng. Khám phá một số nhân vật nổi bật trong vũ trụ Brainrot trong bài viết hôm nay.
Tìm hiểu Brainrot là gì
Brainrot (hay còn gọi là “rot não”) là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái tâm lý bị “nghiện” hoặc ám ảnh bởi những nội dung trực tuyến vô nghĩa, hài hước hoặc kỳ quặc, thường xuất hiện trên các nền tảng như TikTok, X hay YouTube. Những nội dung này thường ngắn, dễ gây cười nhưng lại có tính “gây nghiện” cao, khiến người xem khó rời mắt dù biết chúng không mang nhiều giá trị.
Ví dụ, các video về meme “Skibidi Toilet” hay những câu nói viral như “Ohio” đều là biểu tượng của văn hóa Brainrot. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Anh, trong đó “brain” (não) và “rot” (phân hủy) ghép lại, ám chỉ việc “não bộ bị hủy hoại” bởi những nội dung “vô bổ” nhưng cực kỳ cuốn hút.
Brain rot dùng để chỉ tình trạng suy giảm về trí tuệ và tinh thần của một người
Brainrot bắt nguồn từ các cộng đồng mạng phương Tây, đặc biệt trên Reddit và TikTok, vào khoảng năm 2020. Ban đầu, nó được dùng để chế giễu những người dành quá nhiều thời gian cho các nội dung internet vô bổ, dẫn đến việc mất tập trung hoặc giảm khả năng tư duy logic. Dần dần, Brainrot trở thành một hiện tượng văn hóa và phổ biến hơn đối với thế hệ trẻ.
Năm 2025, Brainrot gắn liền với sự bùng nổ của nội dung dạng ngắn (short-form content), các video meme lặp đi lặp lại và một "ngôn ngữ" riêng được hình thành từ các trend, cụm từ viral. Trên Tiktok và Youtube, Brainrot ngày càng được biết đến nhiều hơn từ các nhân vật hoạt hình trong vũ trụ Italian Brain rot.
Để hiểu rõ hơn Brainrot là gì, hãy điểm qua các đặc điểm nổi bật của nó:
Nội dung Brain rot thường ngắn gọn, hài hước, lặp đi lặp lại và dễ lan truyền
Vũ trụ Brainrot là một hệ sinh thái gồm các nhân vật hư cấu được tạo ra bởi AI, xuất hiện trong một thế giới giả tưởng, phi lý. Các nhân vật này có tên gọi rất kỳ lạ, hành động và ngôn ngữ không có logic, các nội dung truyền tải “vô tri” nhưng lại gây nghiện. Trong đó, Italian Brainrot là một nhánh của trào lưu Brainrot, đặc biệt phổ biến với Gen Z và Gen Alpha.
Xu hướng này bùng nổ trên TikTok từ đầu năm 2025, thu hút hàng tỷ lượt xem nhờ sự kỳ quặc và hài hước. Vũ trụ Italian Brainrot được ví như một “hệ sinh thái” của các nhân vật và câu chuyện phi logic, khiến người xem vừa tò mò vừa bị cuốn hút.
Vũ trụ Brainrot thu hút sự tò mò của giới trẻ
Dưới đây là danh sách tổng hợp các nhân vật nổi bật trong vũ trụ Brainrot:
Tổng hợp một số nhân vật nổi bật trong vũ trụ Brainrot
Brainrot không chỉ là một trào lưu mà còn tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng:
Ảnh hưởng của Brainrot đối với người xem
Dù vũ trụ Brainrot có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và trí tuệ, nhưng việc thoát khỏi nó là hoàn toàn khả thi. Dưới đây là một số cách để hạn chế hoặc thoát ra khỏi vòng xoáy này:
Brainrot là gì? Đó là một hiện tượng văn hóa mạng, vừa hài hước vừa kỳ lạ nhưng cực kỳ thu hút người trẻ. Trong một thế giới đầy căng thẳng, những nội dung hài hước, phi logic của Brainrot giúp người xem tạm quên đi những lo toan thường ngày. Tuy nhiên, bạn nên xem một cách có chọn lọc để tránh những nội dung không phù hợp. Đặc biệt, phụ huynh nên quản lý nội dung giải trí của trẻ em để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Lưu ý, thông tin trong bài viết trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.